Nguồn vật liệu từ thực vật cho tới động vật là xu hướng vật liệu của tương lai, hoàn toàn có thể thay thế cho các loại vải tổng hợp hiện nay như polyester, viscose và nylon trên thị trường.
Cây gai dầu (hemp), là một trong những loại cây cổ xưa nhất mà loài người từng biết đến. Từ hàng ngàn năm, chúng được dùng để làm giấy viết, vải may và dây bện. Vải làm từ cây gai dầu được xếp vào chất liệu vải cứng cáp, bền bỉ.
Khác với các loại vải được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc ngày nay, cây gai dầu được trồng không cần sử dụng tới các chất hoá học, thuốc trừ sâu hay phân bón độc hại nào. Hơn nữa, đây là loại cây trồng cho thu hoạch với năng suất cao, phát triển nhanh mà không tốn nhiều nước. Chính vì đặc tính này mà chúng là một lựa chọn hấp dẫn và an toàn cho các nhà thiết kế.
Vải cây gai dầu còn có sức chịu đựng cao, dẻo dai, độ bền lâu hơn 8 lần so với cotton. Chúng không gây dị ứng cho da, thoáng khí và có khả năng chống tia cực tím.
Nhiều nhà thiết kế nổi tiếng của Stella McCartney, Calvin Klein,.. đang sử dụng vải cây gai dầu cho trang phục của mình. Loại vải này cũng có thể được dùng để tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, như áo sơ mi, váy, mũ, quần và túi.
Da cá là một sự thay thế tuyệt vời mà có quá ít người lựa chọn và đầu tư. Từ da của nhiều loài cá khác nhau như cá hồi, cá rô hay cá chép,.. đều có thể làm thành vật liệu tốt. Đây đều là những loài cá được tiêu thụ phổ biến, giá rẻ nhưng người ta thường lãng phí da của chúng. Da cá được công nhận là một chất liệu đẹp và là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho các loại da động vật đang trên đà tuyệt chủng như da cá sấu, da bò, da rắn,..
Quy trình xử lý da cá khá đơn giản và ít dùng đến chất hóa học. Ngoài ra, chất liệu từ da cá khá bền, hoa văn cũng đa dạng, và kích thước thì phụ thuộc vào hình dạng vảy cá.
Vài năm trở lịa đây, vải Tencel nổi tiếng vì sự mềm mại, uyển chuyển, và sự sang trọng khi chạm tay vào. Tencel là tên thương hiệu vải có nguồn gốc từ chất liệu lyocell.
Lycocell được làm ra từ bột nghiền nhuyễn của cây khuynh diệp. Chất liệu được sản xuất duy trì mức gây hại cho môi trường ở mức tối thiểu, và sử dụng rất tiết kiệm nguồn năng lượng và nước. Hơn thế nữa, cây khuynh diệp không cần nhiều thuốc trừ sâu, hay diện tích trồng cây. Do vậy chúng rất thân thiện với môi trường hơn.
Tencel có đặc tính thoáng khí, hoàn toàn chống nhăn tự nhiên nên chúng rất được yêu thích trong các thương hiệu thời trang lớn : Banana Republic và L.L.Bean, Patagonia.
Cây lanh (Flax) là một trong những phát triển đầy hứa hẹn trong lĩnh vực thời trang bền vững hiện nay. Trong khi hầu hết cây lanh được dùng để nghiền làm bột trong ăn uống thì sợi của chúng là một chất liệu vải khá giống với cotton.
Sợi Flax thường được dùng để tạo nên vải Linen (vải lanh) – đây là một trong những loại vải tự nhiên có độ bền và khoẻ nhất thế giới. Sợi Flax này cũng là một trong những loại cây trồng nông nghiệp lâu đời nhất. Chúng cũng có khả năng chống chọi với sâu bệnh, cần rất ít phân bón và chất hoá học để phát triển cũng như cực kỳ ít cần tưới tiêu. Nhờ có độ dai bền, sự thoáng khí cùng màu sắc tự nhiên, Linen là chất liệu tuyệt vời cho mọi sản phẩm.
Bình luận