Xử trí người nghi mắc Covid-19 đi khám thế nào mới đúng quy định?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ bảy, 15/05/2021 14:23 (GMT +7)
Bộ Y tế đã có hướng dẫn các cơ sở y tế về cách xử trí khi có trường hợp liên quan vùng dịch hoặc ca nghi ngờ Covid-19 (ho, sốt, khó thở,…) tới thăm khám.

Về cách xử trí khi có trường hợp liên quan vùng dịch hoặc ca nghi ngờ Covid-19 (ho, sốt, khó thở,…) tới thăm khám, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Quang Trung cho biết, Bộ Y tế cũng như ngành y tế TP. Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể đối với các cơ sở y tế cả công lập và tư nhân.

Theo hướng dẫn, khi có người tới thăm khám do nghi mắc Covid-19, tất cả cơ sở y tế phải ghi đầy đủ thông tin về người bệnh như tên tuổi, số điện thoại liên lạc, nơi ở…, đồng thời phải báo cáo ngay tới Trạm hoặc Trung tâm y tế trên địa bàn để cơ quan chức năng có liên quan tiến hành triển khai xác minh, quản lý và đưa đi cách ly kịp thời.

Ông Trung cho biết thêm, do tình hình dịch bệnh hiện nay nên tất cả các bệnh viện, phòng khám đa khoa đều có vùng đệm (khu cách ly tạm thời) để lưu giữ người bệnh thuộc diện nghi ngờ mắc Covid-19. Do đó, khi có người nghi mắc Covid-19 tới thăm khám, sau khi khai báo sẽ được mời đi theo lối riêng, vào khu vực phòng chờ và khám riêng.

Xử trí người nghi mắc Covid-19 đi khám thế nào mới đúng quy định? - Ảnh 1
Xử trí người nghi mắc Covid-19 đi khám thế nào mới đúng quy định? - Ảnh 1

Trong quá trình đó, cơ sở y tế phải thông tin cho y tế địa phương để cơ quan chức năng tiến hành các bước theo quy định như chuyển cách ly tập trung hoặc chuyển cách ly tới bệnh viện tiếp nhận điều trị Covid-19. Với những cơ sở y tế nhỏ hẹp hoặc bệnh nhân không hợp tác, tự ý bỏ về, đơn vị cũng nhanh chóng thông báo để Trung tâm Y tế địa phương giám sát ca bệnh.

Bên cạnh đó, ông Trung cũng dẫn lại việc Phòng khám Đa khoa quốc tế Thu Cúc (số 216 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy), từ chối tiếp nhận, tư vấn trường hợp có yếu tố nghi mắc Covid-19 chính là bệnh nhân 3633 (Sống tại tòa nhà Center Point, 27 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân). Theo đó, ông Trung cho biết, như hướng dẫn của Bộ y tế, phòng khám này phải trực tiếp thông báo về ca bệnh nói trên tới Trung tâm Y tế Cầu Giấy, thay vì thiếu trách nhiệm khi “đẩy” việc này đến cho người dân. Dẫn tới tình trạng BN3633 sau đó không khai báo, tiếp tục đi làm, khiến cho dịch lây lan ra cộng đồng. Như vậy, ông Trung nhận định: “Khi không báo tin cho Trạm Y tế, Trung tâm Y tế địa phương, cơ sở khám chữa bệnh đã vi phạm quy định của Bộ Y tế cũng như thành phố Hà Nội”.

Được biết, trên địa bàn Hà Nội, toàn bộ các cơ sở y tế đều đã được Sở Y tế Hà Nội tiến hành hướng dẫn, cũng như tập huấn kèm các công văn, văn bản hướng dẫn về cách xử trí khi có người nghi nhiễm Covid-19 tới thăm khám. Chính vì vậy “không một cơ sở y tế nào chưa biết hoặc chưa nắm được quy định”, ông Trung nói. Để ngăn chặn tình trạng dịch lây lan mạnh, tất cả mọi người cần hợp sức với toàn ngành y tế và chính quyền. Bởi "Chỉ riêng Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố không thể ngăn chặn dịch, mà toàn bộ cơ sở y tế cả công lập và tư nhân, các nhà thuốc, người dân cũng phải chung tay”, ông Trung chia sẻ.

Xử trí người nghi mắc Covid-19 đi khám thế nào mới đúng quy định? - Ảnh 2
Quảng Ninh: Từ 0h đêm 15/5, đóng cửa sân golf, đóng quán ăn, quán nước vỉa hè Bắc Giang xuất hiện ổ dịch Covid-19 mới với 30 ca dương tính Hà Nội yêu cầu người về từ Đà Nẵng từ ngày 1/5 tự cách ly tại nhà 21 ngày
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp