Cụ thể, theo New York Times, chiếc chăn trọng lượng (hay weighted blanket) còn được gọi là chăn giảm lo âu là một sản phẩm chăn đặc biệt được tạo độ nặng bằng cách chứa các vật liệu có trọng lượng nặng như hạt thủy tinh hoặc hạt nhựa tròn, nặng từ 4 - 30kg. Chúng được may theo thiết kế dạng lưới để phân tán đều khắp chăn, giữa hai lớp.
Cũng chính nhờ thiết kế này mà chiếc chăn giúp làm giảm đi triệu chứng mất ngủ, lo âu, căng thẳng cho cơ thể con người mang lại cảm giác an toàn, thư giãn và thoải mái.
Ngoài ra, nhờ việc tạo ra trọng lượng vừa đủ, chiếc chăn còn mô phỏng được một cái ôm, đó là lý do tại sao nó làm gia tăng hormone “tình yêu” oxytocin, giúp giảm nhịp tim và huyết áp điều rất cần để giảm lo lắng, tăng sản xuất hormone giúp điều hòa giấc ngủ (melatonin ) và giải phóng hormone hạnh phúc (serotonin).
Được biết, thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng loại chăn này đã tăng vọt. Nhiều người tiêu dùng ủng hộ vì nó có tác dụng giảm căng thẳng, lo lắng và mất ngủ.
Điều này có thể thấy rõ qua các số liệu như thương hiệu Gravity Blanket đã kiếm được hơn 4 triệu đô la (hơn 91 tỷ đồng) từ chiến dịch Kickstarter vào năm 2017 và theo Pinterest, khoản tiền thu được từ việc bán sản phẩm chăn trọng lượng đã tăng tới 259% vào năm 2018.
Trong những ngày lễ, Google đã phát hành hướng dẫn quà tặng hàng năm của mình giới thiệu 100 sản phẩm phổ biến nhất đáng được mua tặng, trong đó có cả chăn trọng lượng. Trên công cụ tìm kiếm cũng ghi nhận rằng đã có sự gia tăng 79% về tìm kiếm cho những chiếc chăn này.
Theo chia sẻ của Christina Heiser - người từng sử dụng chiếc chăn trọng lượng này - thì mỗi khi chui xuống chăn sẽ có cảm giác được quấn trong một cái kén, như thể chiếc chăn đang ốm lấy mình. "Tôi cảm thấy như nó đang khuyến khích cơ thể tôi hãy thỏa mái. Thông thường, tôi khá bồn chồn khi mới nằm xuống giường và hành động quay người liên tục khiến tâm trí tôi trở nên mông lung.
Nhưng khi sử dụng chiếc chăn khiến tôi không thể vận động nhiều nên tôi nhận thấy rằng suy nghĩ của tôi cũng không hỗn loạn nữa. Tôi chỉ tập trung vào bản thân và điều đó khiến tôi dễ ngủ hơn. Tôi đã không thức dậy vào nửa đêm, điều này rất hiếm đối với tôi và sau bảy tiếng ngủ say, tôi cảm thấy sảng khoái đến mức không cần uống cà phê đá trên đường đến văn phòng", Christina chia sẻ cảm nhận khi sử dụng chiếc chăn.
Tuy có nhiều phản hồi tích cực là thế nhưng điều mà người tiêu dùng đang rất quan tâm chính là rủi ro khi sử dụng chăn trọng lượng.
Chia sẻ về vấn đề này, các nhà sản xuất khuyến cáo rằng không nên sử dụng chăn trọng lượng cho trẻ dưới 2 tuổi vì nó có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa của bạn trước khi thử một chiếc chăn trọng lượng cho con của mình.
Ngoài ra, một chiếc chăn trọng lượng cũng có thể không phù hợp với những người mắc một số tình trạng bệnh như:
Một điều quan trọng không kém khác chính là cách mua chiếc chăn trọng lượng chính xác. Theo nguyên tắc chung, một chiếc chăn trọng lượng phải bằng 5 đến 10% trọng lượng cơ thể của bạn. Chăn phải có trọng lượng cũng phải vừa khít với kích thước của giường. Ngoài ra, người lớn có thể sử dụng chăn trọng lượng vừa và lớn. Đối với một đứa trẻ bạn nên mua một chiếc chăn trọng lượng nhỏ được thiết kế riêng theo độ tuổi.
Hiện, sự xuất hiện của loại chăn này đang gây xôn xao dư luận, nhất là hội FA "cần một cái ôm mỗi tối", hay những người thường xuyên stress, khó ngủ.
Bình luận