Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp núi rừng, thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi sản sinh ra những món ăn độc, lạ, hương vị đặc trưng. Đồng thời đặc sản Tây Bắc không còn thể hiện nét văn hoá hay thói quen sinh hoạt, thích nghi của các dân tộc sinh sống tại nơi đây.
Ăn thắng cố, uống rượu ngô
Từ lâu người dân ở đây đã truyền miệng nhau câu 'Ra chợ Bắc Hà, ăn thắng cố, uống rượu ngô'. Đây là một câu truyền miệng thể hiện mối quan hệ chặt chẽ về hương vị giữa món thắng cố và rượu ngô. Thắng cố được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn và nội tạng của các loài này.
Đây là một món ăn truyền thống của dân tộc Mông. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, thịt, xương được cho vào chung một chiếc chảo lớn, thêm chút gia vị rồi đun nhừ, ăn kèm với rau rừng. Khi ăn thì lấy trực tiếp từ chảo lớn còn đang sôi. Ăn một bát thịt thắng cố, thêm một ly rượu ngô giúp cơ thể bạn được sưởi ấm giữa mùa lạnh vùng cao.
Thịt trâu, lợn gác bếp
Đây là một món ăn khá nổi tiếng của vùng Tây Bắc. Một số người đã bắt đầu bắt chước cách làm của người dân tộc để đóng gói thành sản phẩm bán trên thị trường, nhưng chắc chắn hương vị sẽ không bao giờ đặc trưng bằng cách làm nguyên gốc.
Trâu gác bếp là tên gọi món ăn đặc trưng của vùng Điện Biên với nhiều công đoạn chiến biến cầu kỳ. Thịt trâu được lọc hết gân, bạc nhạc, sau đó thái miếng hình chữ nhật dọc theo thớ thịt rồi ướp với muối và những gai vị núi rừng đặc trưng rồi xiên vào lạt, treo ở gác bếp cho khô dần. Thịt trâu gác bếp thơm mùi khói và rất đậm đà. Ngoài ra gần đây thịt trâu được xiên que, sấy trên than củi. Đây là một đặc sản rất được lòng thực khách xa gần.
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách là món ăn đặc sản nổi tiếng vùng cao Tây Bắc. Giống như gà thả vườn, lợn được người dân thả rong trong rừng, tự kiếm ăn nên mỗi con chỉ nặng khoảng 10kg. Sở dỉ có cái tên Lợn cắp nách vì những con lợn này tương đối nhỏ, người dân bắt liền có thể 'cắp nách' mang về. Vì ăn những loại rau, cây cỏ trong rừng nhiều nên thịt của chúng rất chắc và thơm ngon. Người ta thường chế biến lợn thành nhiều món trên một bàn ăn như hấp, nướng, giả cầy, nấu canh,... Món nào cũng đậm vị của các loại lá, hạt đặc trưng vùng Tây Bắc.
Xôi ngũ sắc
Đặc trưng của vùng Tây Bắc là gì, câu trả lời chính là những thửa ruộng chín lòng thung, nuôi sống người dân nơi đây qua hàng trăm năm. Từ những hạt nếp nương, người dân Tây Bắc còn thêm những màu tím, vàng, xanh, đỏ... từ các loại lá hay nguyên liệu lấy từ núi rừng.
Gạo nếp được ngâm từ 6-8 tiếng trước khi đêm đồ. Màu tím hồng đặc trưng của món xôi này được lấy từ lá của loại cây tên là khẩu cắm, màu đỏ được tạo ra từ cây cơm lông, màu vàng của nghệ, màu xanh của lá gừng. Gạo nếp nương nấu chín có mùi thơm của lá, của hạt nếp, trông vừa đẹp mà hương vị cũng thơm ngon.
Bình luận