Để có thể làm ra những chiếc bánh bao bánh vạc có vẻ ngoài nhỏ nhắn, đẹp mắt, người làm bánh sẽ phải tỉ mỉ nặn từng chiếc vỏ bánh mỏng vừa phải. Nếu vỏ bánh quá dày, bánh có thể không chín hết được phần nhân bên trong hoặc bị ngán nếu ăn nhiều. Còn với những chiếc bánh vỏ quá mỏng, khi hấp lên sẽ dễ bị vỡ và không giữ được phần nhân.
Phần nhân của bánh bao bánh vạc thường chỉ có nấm hương, thịt heo xay, tôm… thế nhưng nhờ được chế biến khéo nên món bánh này không bị lẫn với nhiều món ăn khác. Khi thưởng thức, người ta thường cho bánh vào một chiếc đĩa nhỏ, sau đó rắc thêm chút hành phi giòn rụm và một chén nước mắm chua ngọt. Tuỳ vào sở thích và khẩu vị, bạn có thể cho thêm vài lát ớt xanh vào để nước chấm đậm đà hơn.
>>> xem thêm: Bánh hoa hồng trắng, món bánh bao, bánh vạc tinh tế của phố cổ Hội An
Mặc dù có tên gọi “bánh xoài” nhưng món đặc sản này được làm từ các nguyên liệu chính là đậu phộng, bột nếp và đường. Sở dĩ, người Hội An gọi nó là bánh xoài vì hình dáng nhỏ nhắn tựa như một trái xoài. Món bánh này nổi bật với lớp vỏ mềm, dẻo và thoang thoảng mùi nếp.
Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy chiếc bánh này không có gì đặc biệt, thế nhưng khi đã cắn những miếng đầu tiên, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo dai của lớp vỏ gạo nếp kết hợp với vị đường ngọt thanh, bùi béo của đậu phộng và cay nồng từ gừng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món bánh này tại các con phố nhỏ quanh phố Hội. Vì bánh được làm từ gạo nếp nên thường nhanh bị cứng, thêm vào đó, bánh được làm từ đường hạt nên nếu để ngoài quá lâu sẽ chảy ra và không ngon.
>>> xem thêm: Bánh xoài Hội An, món bánh xoài - không - có - xoài thú vị của Hội An
Nếu như bánh đậu xanh Hải Dương được làm thành những miếng vuông nhỏ thì bánh đậu xanh Hội An lại được làm hình tròn hoặc vuông lớn và có nhân thịt. Để làm được những chiếc bánh đậu xanh nhân thịt, người ta sẽ lựa chọn những loại đậu xanh hạt nhỏ và có ruột vàng. Sau khi mang đi ngâm, vo sạch và luộc chín trên bếp, họ sẽ cho đậu xanh vào cối hoặc máy xay để nghiền thành dạng bột. Tiếp đó, người ta sẽ cho một lượng nước đường vừa đủ để trộn bột và ủ qua đêm.
Tuỳ vào bí quyết của các hàng quán mà người ta sẽ thêm vào nhân bánh thịt heo, muối, tiêu, đường… theo tỉ lệ nhất định. Để bánh đẹp mắt hơn, người làm bánh cũng in bánh trên khuôn vuông hoặc tròn rồi sấy chín để bánh giòn ngon, bảo quản được lâu hơn. Món bánh này thường được thưởng thức kèm một ly trà nóng.
Trên các vỉa hè quanh phố cổ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quầy hàng rong bán món bánh da lợn nhiều màu. Bánh được làm từ bột nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, bột năng, đường… nên khi ăn có thể cảm nhận được vị dai dai, béo ngậy mùi nước cốt dừa và có vị ngọt dịu.
Những chiếc bánh da lợn ở Hội An được được làm thành những hình khác nhau như trái tim, chữ nhật nhỏ hoặc lá cây… Để bánh bắt mắt hơn, người ta cũng tạo nhiều màu để chiếc bánh nổi bật với sắc xanh lá, vàng, cam…
Bình luận