Tempeh còn được biết đến với tên gọi khác là tương nén. Đây là một nguyên liệu bổ dưỡng có nguồn gốc từ đảo Java của Indonesia và rất phù hợp với những người ăn chay. Tempeh được làm bằng cách lên men các loại đậu hoặc ngũ cốc để thu được một dạng tương nén đặc biệt.
Nếu như trước đây món Tempeh được làm từ đậu nành thì ngày nay, tuỳ vào sở thích của mỗi người mà món ăn này có nhiều hương vị hơn do được chế biến từ đậu đỏ, vừng, đậu đen, kê… Với mùi dễ chịu và vị chua dịu, món Tempeh của Indonesia có thể dùng làm món hầm, trộn salad hoặc ăn kèm bánh mì.
Tương Miso là hỗn hợp từ đậu nành, muối, gạo và nấm kōjikin được lên men trong thời gian dài, thường từ vài tháng cho đến vài năm. Sau khi có được những hũ tương Miso đặc sánh, người Nhật sẽ thêm vào các nguyên liệu như thịt, rau củ, cá, đậu hũ… để nấu thành món canh Miso nổi tiếng.
Tuỳ vào nguyên liệu và nguyên liệu mà người ta sẽ có nhiều loại tương Miso khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là tương Miso trắng (lên men trong khoảng 2 tháng), tương Miso đỏ (ủ trong 4 tháng), tương Miso đen (thời gian ủ và lên men ít nhất 12 tháng).
Bên cạnh những món ăn như xúc xích hay bia thì Sauerkraut cũng là một món truyền thống được nhiều người yêu thích khi đến Đức. Sauerkraut là món bắp cải muối thường được người Đức ăn kèm thịt quay, Salami hoặc chế biến thành súp, salad…
Không chỉ giúp giảm ngấy hay dễ tiêu hoá khi ăn kèm đồ chiên rán, món Sauerkraut còn hấp dẫn nhờ vào hương vị chua dịu và màu sắc bắt mắt.
Dù chỉ là một món rau củ được muối chua, thế nhưng Kim chi đã nhanh chóng trở thành một món ăn được yêu thích trên toàn thế giới. Đặc biệt, bạn có thể dùng bất kỳ loại rau củ yêu thích nào để làm kim chi. Tuy nhiên cải thảo vẫn là nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất.
Ngoài kim chi cải thảo thì người Hàn Quốc còn sáng tạo ra những món như kim chi từ bắp cải, kim chi từ dưa chuột, kim chi củ cải non… Mỗi nguyên liệu đều mang đến một hương vị đặc trưng riêng biệt.
Vì được làm từ sữa lên men sau khi đã tách béo, Buttermilk có dạng lỏng và vị chua khác hẳn món sữa chua quen thuộc mà bạn vẫn sử dụng. Buttermilk thường được uống trực tiếp, làm sốt salad hoặc thêm vào nguyên liệu làm bánh quy, bánh mì… tại Ấn Độ và các nước Trung Đông.
Buttermilk được chia làm 3 loại là Buttermilk truyền thống (sữa bơ truyền thống), Buttermilk axit hoá (sữa bơ axit hoá), Buttermilk nuôi cấy (sữa bơ nuôi cấy)
Bình luận