6 món ăn ngon ở An Giang dưới 200.000 đồng theo gợi ý của blogger nổi tiếng
- Huyền Nguyễn
- Đăng lúc: Thứ ba, 03/08/2021 21:32 (GMT +7)
200.000 đồng có thể ăn được những món ngon nào ở An Giang? Hãy theo chân anh chàng Travel Blogger Khoai Lang Thang để tìm kiếm câu trả lời ngay nhé!
Đối với những tín đồ ẩm thực thì "có thực mới vực được đạo". Muốn khám phá một vùng đất mới thì đâu chỉ có cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ, con người thân thiện mà ẩm thực mới thực sự là con đường ngắn nhất dẫn tới điểm "chạm" của mỗi người.
Những món ăn ngon ở An Giang mà Travel Blogger Khoai Lang Thang chia sẻ cũng chính là những mảnh ghép tuyệt đẹp nhất tạo nên sự đa dạng và độc đáo của ẩm thực Tri Tôn, An Giang. Và nếu có dịp đến với vùng biên giới xa xôi này, sẽ là một sự tiếc nuối nếu bạn bỏ lỡ bất kỳ món ăn nào trong danh sách đã kể ở trên!
1. Cháo bò - khoàng 30 ngàn/ tô
Tri Tôn là huyện miền núi lớn nhất của tỉnh An Giang, nổi tiếng với nền ẩm thực độc đáo, giao thoa giữa 3 dân tộc Kinh - Chăm - Khmer. Du khách khi đến đây nhất định phải thưởng thức món cháo bò Tri Tôn - đặc sản nức tiếng An Giang. Món cháo bò có màu sắc và hình thức khá giống cháo bò, nhưng thay vì thịt lợn, lòng lợn, toàn bộ nguyên liệu nấu cháo đều là thịt bò, nội tạng bò.
Để có được một nồi cháo bò xứ núi đúng điệu, người ta phải dùng gạo Campuchia. Nước dùng phải bỏ thêm lá chúc. Riêng thịt bò phải sử dụng bò nuôi tại vùng Bảy Núi, bộ lòng luộc chín được để riêng. Sau đó, cháo được nấu trên bếp than hồng. Cháo bò Tri Tôn có thể ăn cùng bánh quẩy hoặc bún - một sự kết hợp lạ lùng nhưng đem lại hương vị độc đáo cho món ăn.
2. Gà đốt lá chúc - khoảng từ 150 ngàn/ con
Chúc là loài cây có nguồn gốc từ châu Á, được trồng nhiều ở vùng đất Bảy Núi (An Giang). Quả chúc có hình dạng gần giống quả chanh, tuy nhiên có mùi thơm nhẹ và thanh mát vô cùng. Vì vậy, người dân An Giang thường sử dụng lá chúc như một loại gia vị trong các món ăn, nổi bật nhất là gà đốt lá chúc.
Gà đốt lá chúc thực ra là một dạng gà chiên, nhưng thay vì chiên trực tiếp, dưới đáy nồi sẽ có một lớp sả và lá chúc dày rồi đặt gà, thêm dầu vào rồi đậy nắp đun to lửa. Nhớ có sả và lá chúc mà gà đốt lá chúc thơm, ngọt thịt, đậm đà và không bị khô.
Gà đốt lá chúc thường được ăn kèm gỏi bắp cải, thêm xôi hoặc cháo để thêm no. Gà đốt lá chúc được phục vụ nguyên con, kèm kéo để thực khách tự cắt, đồ chấm là muối tiêu ớt vắt trái chúc. Mặc dù được chế biến lạ, ăn ngon miệng nhưng gà đốt lá chúc có mức giá khá bình dân, chỉ khoảng 180.000 đồng - 200.000 đồng/ con.
3. Bò nướng - khoảng 2 đến 3 ngàn đồng/ xiên
Đặc sản của An Giang chính là món bò ngon chứ danh, thịt mềm lại thơm. Do bò là nguồn thực phẩm phổ biến nên các món ăn vặt từ thịt bò cũng nhiều như cháo bò và cả bò nướng. Bò nướng các làm tương tự thịt xiên nướng phổ biến ở nhiều tỉnh thành, nhưng thay vì thịt heo sẽ là thịt bò. Thịt dùng để nướng tẩm ướp đậm đà, có cả mỡ cả nạc để không bị khô.
Xiên bò nướng khá nhỏ, để thoả mãn chắc phải tính bằng con số hàng chục xiên, nhưng giá cũng rẻ, trung bình khoảng 2- 3 ngàn/ xiên. Bò nướng ăn không đã ngon, nhưng hoàn hảo nhất là khi ăn kèm với đu đủ đâm.
Lía phơi có vị khá giống hến luộc nhưng sẽ hơi có vị tanh nên nếu không phải ai cũng thích khi mới thử, dù vậy đấy lại là món ăn vặt được học sinh rất ưa thích vì rẻ, nhiều, ăn vui miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tìm mua món ăn này vào mùa nắng do cách chế biến đặc trưng của nó.
4. Đu đủ đâm - khoảng 10 ngàn đồng/ đĩa
Đu đủ đâm có nguồn gốc từ Campuchia, do người Khmer tạo ra. Món ăn này có nhiều nét tương đồng với món Som Tam của Thái Lan như đều có nguyên liệu chính là đu đủ nạo, ớt, mắm, lạc... và chế biến bằng cách cho vào cối giã (đâm).
Ngoài ra trong món đu đủ đâm còn có thêm cà rốt bào, đậu que.Đu đủ đâm có vị chua từ trái chúc, cay từ ớt, mặn ngọt từ mắm và đường, là món ăn chơi giải ngán rất hợp lý.
5. Lạp xưởng bò (Tung lò mò)
Lạp xưởng bò tung lò mò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống ở vùng Châu Đốc, An Giang. Phần thịt bò, mỡ bò tẩm ướp gia vị vừa ăn, sau đó được bọc kín trong ruột bò rồi đem hấp, chiên... nhưng ngon nhất là nướng trực tiếp trên bếp than hồng rực.
Món ăn này nên được thưởng thức ngay khi còn nóng, ăn kèm với đu đủ ngâm, rau húng quế, nước tương... để có thể cảm nhận được hương vị đặc sắc. Chỉ cần dạo quanh những con đường ở vùng Châu Đốc, du khách sẽ khó lòng phớt lờ món ăn vặt trứ danh này bởi mùi thơm phát ra từ những quán cóc ven đường.
6. Lía phơi - khoảng 10 ngàn/ đĩa
Lía phơi, hay hến phơi một nắng là món ăn quen thuộc của đồng bào Chăm. Đây cũng là một trong những món có cách chế biến độc đáo nhất trong số những món ăn ngon ở An Giang. Những con hến sông sau khi rửa sạch sẽ được trụng qua nước sôi. Tiếp đó là ướp với muối, bột ngọt, bột ớt rồi mang phới dưới nắng khoảng 3 tiếng là có thể ăn được.
Lía phơi có vị khá giống hến luộc nhưng sẽ hơi có vị tanh nên nếu không phải ai cũng thích khi mới thử, dù vậy đấy lại là món ăn vặt được học sinh rất ưa thích vì rẻ, nhiều, ăn vui miệng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể tìm mua món ăn này vào mùa nắng do cách chế biến đặc trưng của nó.
Khoai Lang Thang là ai?
Khoai Lang Thang là một bogger du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Khoai Lang Thang tên thật là Đinh Võ Hoài Phương, là chủ sở hữu của kênh Youtube Khoai Lang Thang chuyên về du lịch - ẩm thực với hơn 1,67 triệu lượt theo dõi.
Anh chàng sinh ra và lớn lên ở Bến Tre, sau đó lên TP. Hồ Chí Minh học ngành kỹ sư xây dựng. Tuy nhiên, đến năm 2017, Khoai Lang Thang chuyển hướng sang làm Travel Blogger và nhanh chóng được nhiều người biết đến.
Những vlog của Khoai Lang Thang dễ dàng "ghi điểm" qua những thước phim gần gũi, những câu chuyện bình dị, những món ăn vùng miền đa dạng... Có lẽ vì thế mà đối với người khác, miền Tây chỉ có những cánh đồng, vườn cây, con người chất phác và chẳng có quá nhiều điều để khám phá. Nhưng riêng với Khoai Lang Thang, miền Tây còn rất nhiều điều để kể và tự hào hơn thế! Điều này thể hiẹn rất rõ trong những clip về miền Tây nói chung và An Giang nói riêng của chàng blogger.