Lần đầu tiên trên thế giới: Dùng tĩnh mạch thận chữa Whitmore tại Việt Nam

Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã cứu sống bệnh nhân nhiễm khuẩn Whitmore, trở thành nơi đầu tiên thế giới dùng tĩnh mạch thận để điều trị căn bệnh này.

Chia sẻ với truyền thông, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, bệnh viện lần đầu tiên sử dụng tĩnh mạch thận trái làm mảnh ghép tái tạo thành công động mạch chủ bụng của bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (được dân gian gọi là vi khuẩn "ăn thịt người", hay vi khuẩn gây bệnh Whitmore).

Với kết quả phẫu thuật thành công, Khoa Phẫu thuật mạch máu của bệnh viện đã trở thành đơn vị đầu tiên trên thế giới sử dụng phương pháp này. Điều đáng chú ý, trong y văn thế giới chưa từng mô tả về phương pháp của bệnh viện Chợ Rẫy.

Bệnh viện Chợ Rẫy đã cứu sống bệnh nhân Whitmore trong tình trạng thập tử nhất sinh.

Chính vì vậy, Bệnh viện Chợ Rẫy đã ra báo cáo ca bệnh lần đầu tiên áp dụng phương pháp sử dụng tĩnh mạch thận để cứu bệnh nhân Whitmore. Báo cáo này được đăng tải trên Journal of Vascular Surgery: Cases and Innovative Technique - một tập san chuyên ngành của Hiệp hội Phẫu thuật mạch máu Hoa Kỳ.

Ngày 1/12, phương pháp này tiếp tục được ghi nhận và đăng tải trên ScienceDirect, Cơ sở dữ liệu danh tiếng thế giới về Khoa học và Công nghệ.

Với phương pháp chữa bệnh mới của Bệnh viện Chợ Rẫy có thể là tiền đề cho các nghiên cứu lớn hơn. Nó giúp mở ra hy vọng mới cho những bệnh nhân không may mắc căn bệnh chết người này.

Phương pháp của bệnh viện được đăng tải trên Journal of Vascular Surgery.

Gần đây, bệnh Whitmore đang có khuynh hướng gia tăng trong cộng đồng, đặc biệt là các tỉnh miền Trung sau khi bão lũ đi qua. Vi khuẩn "ăn thịt người" khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra hoại tử nhiều cơ quan khác nhau và diễn tiến rất nặng. Đặc biệt, khi vi khuẩn gây hoại tử động mạch chủ bụng có thể gây chảy máu ồ ạt và bệnh nhân thường tử vong ngay lập tức.

Đôi khi động mạch chủ có thể vỡ vào ruột non, tạo một lỗ thông giữa động mạch chủ và ruột. Từ đó, làm cho bệnh nhân nôn, đi tiêu ra máu ồ ạt và cuối cùng dẫn đến tử vong.

Vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Theo các bác sĩ, điểm đặc biệt nan giải của bệnh nhân này là động mạch chủ bụng bị mủn nát do vi khuẩn nên không thể cầm máu. Việc sử dụng mạch máu nhân tạo thay thế đoạn động mạch chủ bị hoại tử sẽ dẫn đến nhiễm trùng ống ghép cũng gây cháy máu và tử vong. Với các phương pháp khác cho kết quả kém, thường dẫn đến cắt cụt chân và tử vong cao.

Điều trị bệnh nhiễm trùng động mạch chủ nói chung hay đặc biệt do vi khuẩn "ăn thịt người" hiện vẫn là một thách thức, không chỉ trong nước mà còn trên quốc tế, nhất là trong tình huống cấp cứu.

Bài liên quan

News feed