Cách làm bánh tráng trộn tại nhà ngon hơn ngoài hàng, lại siêu bổ dưỡng
- Huyền Nguyễn
- Đăng lúc: Thứ sáu, 24/03/2023 10:04 (GMT +7)
Với cách làm bánh tráng trộn này, đảm bảo thành phẩm của bạn sẽ ngon tuyệt, đầy đủ hương vị chua - cay - mặn - ngọt, cực kỳ kích thích vị giác.
Nội dung chính
Bánh tráng trộn là món ăn đường phố trứ danh, không chỉ thu hút thực khách trong nước mà những du khách nước ngoài cũng đều yêu thích. Cách làm bánh tráng trộn cũng rất đơn giản, bao gồm nguyên liệu chính như: bánh tráng, xoài chua, đậu phộng, khô bò và nước sốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể biến tấu, thêm bớt các loại nguyên liệu tùy theo sở thích.
Dưới đây, 2Đẹp sẽ chia sẻ đến bạn đọc cách làm bánh tráng trộn tại nhà với công thức vừa dễ làm mà hương vị cũng ngon tuyệt. Tham khảo ngay và trổ tài làm món ăn vặt hấp dẫn này ngay thôi nào!
I. Cách làm bánh tráng trộn tại nhà ngon
1. Nguyên liệu làm bánh
- Bánh tráng khô: 1 xấp
- Xoài xanh: 1 quả
- Trứng cút: 10 quả
- Quất: 3 quả
- Khô bò xé sợi: 100gr
- Khô mực xé sợi: 50gr
- Hành lá, hành tím: 50gr
- Rau răm: 50gr
- Đậu phộng rang sẵn: 50gr
- Sa tế
- Muối tôm Tây Ninh
2. Công thức làm bánh
2.1 Sơ chế nguyên liệu
- Cắt bánh tráng thành những miếng hình chữ nhật với kích thước vừa ăn. Bạn không nên cắt quá nhỏ bởi khi trộn sẽ khiến bánh bị vụn và dễ ngấm nước.
- Xoài xanh gọt vỏ, bào thành những sợi dài rồi để riêng.
- Hành tím lột vỏ, cắt lát mỏng. Bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào và phi thơm hành tím. Khi hành chín thì tắt bếp, cho một muỗng sa tế vào trộn đều rồi để nguội.
- Hành lá bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun thật sôi rồi rưới lên hành lá để làm mỡ hành.
- Trứng cút luộc chín, lột vỏ
- Rau răm bỏ gốc, rửa sạch rồi cắt nhỏ vừa ăn.
2.2 Trộn bánh tráng
- Cách làm bánh tráng trộn: Cho tất cả các nguyên liệu gồm bánh tráng, xoài thái sợi, muối tôm, mỡ hành, rau răm, hành tím, nước quất vào tô lớn sâu lòng. Dùng găng tay nilon trộn đều tất cả các nguyên liệu trên. Mẹo nhỏ trong cách làm bánh tráng là nếu bánh tráng vẫn còn cứng thì bạn có thể xịt thêm một chút nước đun sôi để nguội sẽ khiến bánh tráng nhanh mềm hơn.
- Sau đó, cho tất cả ra đĩa, rắc thêm khô bò xé sợi, khô mực xé sợi, đậu phộng và trứng cút lên trên rồi thưởng thức bánh tráng.
II. Bí quyết làm nước sốt bánh tráng trộn ngon
"Vũ khí bí mật" làm nên một đĩa bánh tráng trộn chắc chắn không thể thiếu phần nước sốt đậm đà, chua chua cay cay mặn mặn. Bạn có thể cho nước sốt đã chuẩn bị vào bước trộn bánh tráng hoặc rưới lên trên cùng trước khi ăn đều được. Tham khảo ngay công thức làm bánh tráng trộn nước sốt ngon như ngoài hàng, đảm bảo ai ăn cũng ghiền ngay nhé!
1. Nguyên liệu làm nước sốt bánh tráng ngon
- Nước cốt me: 1 muỗng canh
- Nước tương: 1 muỗng canh
- Giấm ăn: 1 muỗng cà phê
- Đường kính: 1 muỗng canh
- Đậu phộng rang sẵn: 1 muỗng canh
- Các loại nguyên liệu Ớt, tỏi, sa tế
2. Cách làm nước sốt bánh tráng hấp dẫn
- Tỏi đem bóc vỏ, băm nhuyễn. Ớt rửa sạch, cắt nhỏ.
- Cho nước sốt me, nước tương, giấm ăn, đường kinh vào bát và khuấy đều cho hỗn hợp hòa tan nguyên liệu.
- Sau đó, cho một chút dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi thơm.
- Đổ hỗn hợp nước sốt vào chảo, khuấy đều đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp.
- Cuối cùng, bạn chỉ cần thêm đậu phộng giã nhuyễn vào là xong. Nếu thích ăn cay, hãy cho thêm một chút sa tế sẽ khiến phần nước sốt thêm đậm đà hơn.
III. Bảo quản bánh tráng trộn qua đêm như thế nào?
Bánh tráng trộn ăn ngon nhất ngay khi vừa trộn xong. Khi đó, bánh tráng có độ mềm vừa phải và hương vị cũng thơm ngon hơn. Nếu để quá lâu bên ngoài, bánh tráng trộn sẽ không còn giữ được độ ngon như ban đầu nữa bởi phần bánh tráng sẽ dính liền vào nhau. Do đó, bạn nên ăn bánh tráng trộn trong khoảng thời gian sau khi làm xong 3-4 giờ thôi nhé!
Trong trường hợp bạn muốn bảo quản bánh tráng trộn qua đêm, vậy thì hãy lưu ý một số điều dưới đây:
- Không nên trộn sẵn các nguyên liệu lại với nhau. Bạn nên để riêng xoài, quất, rau răm cùng các nguyên liệu khô khác riêng biệt. Khi nào ăn thì mới bắt đầu trộn và thưởng thức.
- Bánh tráng chỉ nên bảo quản ở nhiệt độ thường, không cần bảo quản trong tủ lạnh bởi sẽ khiến bánh khô cứng, dễ giòn vỡ và không còn dai ngon như ban đầu.
- Các nguyên liệu khác như xoài xanh, rau răm, quất thì có thể bảo quản trong tủ lạnh.
>>> Xem thêm: Ngoài bánh tráng trộn, Sài Gòn còn 7 món bánh tráng độc đáo rất đáng thử
IV. Một số câu hỏi về bánh tráng trộn
1. Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100gr bánh tráng trộn sẽ có khoảng 275-300 calo. Ngoài ra còn có các dưỡng chất khác như: protein (5gr), chất béo (16gr), carbs (33gr). Tuy nhiên, chất bột đường trong một phần bánh tráng trộn lại chiếm đến 94,5%. Thông thường, 1 phần bánh tráng trộn sẽ có trọng lượng 200gr và tương đương với khoảng 550calo
2. Ăn bánh tráng trộn có mập không?
Người trưởng thành cần nạp khoảng 1.800-2.000 calo mỗi ngày. Trong khi đó, 1 phần bánh tráng trộn 200gr đã chiếm khoảng 550calo, tương đương với một bữa ăn chính và gần bằng 1/3 lượng calo cần nạp vào cơ thể. Do đó, nếu muốn giảm cân thì bạn nên hạn chế món ăn vặt này, hoặc cần điều chỉnh lượng calo tiêu thụ. Nếu ăn không kiểu soát thì đây chắc chắn sẽ là lý do khiến bạn tăng cân vèo vèo đấy.
3. Bà bầu có ăn được bánh tráng trộn không?
Một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm là: "Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?". Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể ăn được món ăn vặt khoái khẩu này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé:
- Trong 3 tháng đầu, thai kỳ chưa ổn định, bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn bánh tráng trộn.
- 6 tháng còn lại, bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều mà chỉ nên ăn tối đa 1 lần/ tháng.
- Bánh tráng mua ở ngoài thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn hãy học cách tự làm bánh tráng trộn tại nhà để đảm bảo an toàn. Đồng thời, không dùng rau răm để chế biến món ăn.
- Không nên ăn món bánh tráng trộn khi quá đói bởi sẽ gây cồn ruột.
- Chỉ nên ăn một lượng bánh tráng vừa phải, tránh ăn nhiều gây đầy bụng và khó tiêu.
V. Địa điểm bán bánh tráng trộn tại Hà Nội và Sài Gòn
Nếu bạn trót đam mê món ăn vặt trứ danh - bánh tráng trộn - thì nhất định đừng bỏ qua những địa điểm bán bánh tráng trộn "danh bất hư truyền" tại Hà Nội và Sài Gòn sau đây nhé!
1. Địa điểm bán bánh tráng tại Hà Nội
Bánh tráng chị 3 Béo
- Địa chỉ: 24B Lý Quốc Sư, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 16h – 22h
Bánh tráng phố Hàng Tre
- Địa chỉ: 48 Hàng Tre, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 16h30 – 23h
Bánh tráng Nguyễn Siêu
- Địa chỉ: số 3 Nguyễn Siêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9h – 22h
Bánh tráng Tina Trần
- Địa chỉ: 33 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 11h – 22h
Bánh tráng trộn 74
- Địa chỉ: Số 8 ngách 98 Ngõ Tự Do, Trần Đại Nghĩa, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9h – 22h
Bánh tráng Yết Kiêu
- Địa chỉ: 90A Yết Kiêu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9h – 18h
2. Địa điểm bán bánh tráng tại Sài Gòn
Bánh tráng Chú Viên
- Địa chỉ: số 38 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Quận 3
- Giờ mở cửa: 10h30 – 19h
Bánh tráng Cô Năm
- Địa chỉ quán: số 58 Lê Thị Hồng, phường 17, quận Gò Vấp 2
- Giờ mở cửa: từ 10h sáng đến khi hết hàng
Bánh tráng Chú Long
- Địa chỉ quán: 34 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, Quận 3
- Giờ mở cửa: 10h – 22h
Bánh tráng Nhật Quỳnh
- Địa chỉ quán: số 78/10 Hồ Thị Kỷ, Phường 1, Quận 10
- Giờ mở cửa: 10h - 21h
Bánh tráng hồ Con Rùa
- Địa chỉ quán: Hồ Con Rùa, quận 3
- Giờ mở cửa: 16h - 23h
Bánh tráng trộn là món ăn vặt đường phố có nguyên liệu đơn giản, cách làm bánh tráng trộn dễ dàng và hương vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Hi vọng với những thông tin mà 2Đẹp chia sẻ, bạn sẽ có thêm bí quyết để có thể tự tay trổ tài làm món ăn này ngay tại nhà!