Cách nấu cốt dừa ăn chè sánh đặc, để lâu cũng không bị chua

Cách nấu cốt dừa ăn chè không quá phức tạp, chỉ cần một vài nguyên liệu đơn giản cùng 20 phút chế biến là bạn đã có ngay một nồi cốt dừa thơm béo, sánh đặc.

Hashtag: Mẹo nấu ăn Công thức nấu ăn Mẹo nấu ăn thông minh Món ngon mỗi ngày

Nước cốt dừa (sữa dừa) được tạo nên từ nước cốt của cùi dừa sau khi xay nhuyễn. Đây là thành phần không thể thiếu, làm tăng thêm hương vị cho các món chè, cà phê, sinh tố, bánh... Cách nấu cốt dừa ăn chè không quá khó, bạn hoàn toàn có thể tự làm ngay tại nhà để sử dụng khi cần thiết. 

Chè hạt sen nước cốt dừa thơm nức mũi.

Tham khảo cách nấu cốt dừa ăn chè tại nhà

1. Nguyên liệu nấu cốt dừa ăn chè

  • Cùi dừa già: 1kg
  • Nước sạch: 500ml
  • Bột năng: 2 muỗng cà phê
  • Muối: 1/5 muỗng cà phê

2. Cách nấu cốt dừa ăn chè

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Cùi dừa sau khi mua về thì rửa sạch, để ráo.

- Dùng dao thái cùi dừa thành từng miếng nhỏ hoặc có thể dùng nạo để tiết kiệm công sức. Cùi dừa càng nhỏ thì khi quá trình xay cũng nhanh và dễ dàng hơn.

Bước 2: Lọc nước cốt dừa

- Cho cùi dừa, 500ml nước vào máy xay và xay nhuyễn, thu được phần sữa dừa.

- Sau đó, lọc sữa dừa qua rây hoặc vải màn sạch để loại bỏ bã, chỉ thu lấy phần nước cốt. 

Bước 3: Nấu cốt dừa ăn chè

- Bắc nồi lên bếp, cho phần nước cốt dừa vào nồi rồi đun trên lửa nhỏ.

- Khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì cho thêm 1/5 muỗng cà phê muối, khuấy đều.

- Hòa tan bột năng với một chút nước rồi rưới vào nồi nước cốt dừa, vừa đổ vừa khuấy đều tay.

- Khi hỗn hợp sôi lên lần nữa thì tắt bếp, chờ nước cốt dừa nguội là có thể sử dụng được rồi.

Mẹo nhỏ nấu cốt dừa ăn chè ngon, bảo quản được lâu

- Khi nấu cốt dừa ăn chè, bạn nên bỏ thêm 1 chút muối để thành phẩm có vị đậm đà hơn.

- Nếu muốn cốt dừa có mùi thơm thì có thể thả vào nồi 1 bó lá nếp nhỏ.

- Nước cốt dừa phải để thật nguội, đậy kín trong hộp có nắp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này sẽ giúp nước cốt dừa giữ nguyên hương vị trong vòng 2 - 3 tuần. 

- Để bảo quản được lâu, bạn có thể chia nước cốt dừa ra làm 2 phần: 1 phần thường xuyên sử dụng, 1 phần bảo quản riêng để không ảnh hưởng đến chất lượng. 

- Phần bã dừa sau khi lọc xong có thể sử dụng để nấu món xôi dừa hoặc làm bánh quy dừa cũng rất ngon. 

- Nếu thích cốt dừa ngọt dịu, có thể cho 1 muỗng cà phê đường, nhưng khi cho đường, cốt dừa không bảo quản được lâu, hợp với ăn trong ngày.

Bảo quản nước cốt dừa trong lọ kín có nắp đậy.

Vậy là chỉ với 3 bước đơn giản, bạn đã có ngay một nồi nước cốt dừa thơm ngon, sánh đặc để ăn chè hoặc pha cùng với sinh tố, cà phê. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài ngay nhỉ? Chúc các bạn thành công!

 

Bài liên quan

News feed