Công nghệ điện thoại đã được phát minh từ gần 1400 năm trước

Chiếc điện thoại nguyên thuỷ thực tế được phát minh cách đây gần 1400 năm. Trong khi đó, con người chỉ thực sự nghiên cứu nó gần 200 năm trước.

Nghiên cứu đầu tiên về điện thoại

Những nghiên cứu đầu tiên về điện thoại chỉ thực sự xuất hiện vào năm 1833, cách đây 187 năm. Tuy vậy, chiếc điện thoại cổ đại nhất trong lịch sử đã được phát minh bởi người Peru, sống ở thời Chimu cổ đại từ khoảng 1200-1400 năm trước. Khi con người chưa thể tưởng tượng ra điện thoại, người Peru đã đi trước đó hàng nghìn năm.  

Antonio Meucci, người nhận bằng sáng chế về truyền giọng nói bằng tín hiệu điện từ dạng sóng năm 1876.

Antonio Meucci, người nhận bằng sáng chế về truyền giọng nói bằng tín hiệu điện từ dạng sóng năm 1876. Ông bắt đầu tìm cách liên hệ với vợ mình từ tầng 2 tới tầng hầm nghiên cứu trong căn nhà của ông năm 1833. 

Antonio Meucci, đặt tên cho phát minh của ông là "teletrofono".

Thiết bị này được tạo ra dựa theo nguyên lý hoạt động của ống truyền âm trên tàu thủy. Hiện nay, nguyên lý này vẫn được sử dụng. Ông gọi chiếc "điện thoại"  là "teletrofono". Trong ghi chép của ông, nguyên lý cơ bản đã được mô tả như sau:

“Nó bao gồm một màng rung và một nam châm điện với vòng dây quấn quanh nó. Màng rung làm đổi dòng điện trong nam châm. Những thay đổi của dòng điện, truyền đến đầu kia của dây, tạo ra các rung động tương tự trên màng rung tiếp nhận và tái tạo các từ”.

Bản thiết kế theo ghi chép của Antonio Meucci.

Nguyên lý truyền âm của chiếc điện thoại này bất ngờ được tìm thấy tương tự trên “điện thoại” của người Peru đã phát minh cách đây 1400 năm, tuy ở dạng thô sơ hơn rất nhiều. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một thiết bị có thiết kế tinh xảo, niên đại khoảng 1200-1400 năm trước. Họ cho rằng nó là thiết bị được người Peru sử dụng với mục đích liên lạc. 

Nền văn minh Chimu cổ đại phát minh ra “điện thoại”

“Điện thoại Peru” chưa đạt tới mức độ phát triển như chiếc điện thoại được phát minh năm 1883. Tuy nhiên, nó đã thực sự có nguyên lý giống như những chiếc “điện thoại ống bơ” phổ biến vào thế kỷ 19, hay còn gọi là “điện thoại tình yêu”. Khi đó, những cặp đôi hay những đứa trẻ chơi thân nhau thường sử dụng một loại thiết bị truyền âm ngắn bằng hai cái ống bơ. 

“Điện thoại ống bơ” phổ biến vào những năm trong thế kỷ 19.

Nguồn gốc ra đời của điện thoại Peru được cho là có liên quan tới vấn đề chữ viết thời kỳ đó. Tộc người Chimu cổ đại không có chữ viết. Họ chỉ trao đổi thông tin cho nhau bằng cách nói chuyện trực tiếp với nhau. Việc sử dụng “điện thoại” giúp họ không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau mà vẫn có thể trao đổi thông tin. 

Tộc người Chimu sử dụng “điện thoại” giúp giới quý tộc không cần lộ danh tính mà vẫn có thể trao đổi thông tin. 

Tộc người Chimu phân chia xã hội theo thứ bậc. Do đó, những thiết bị truyền âm quý giá như vậy chỉ cho những người thuộc giới quý tộc sử dụng. Họ dùng “điện thoại” và ngăn cách nhau bởi những buồng chứa, buồng điện thoại. Những người ở tầng lớp trên thường liên lạc qua buồng để tránh lộ danh tính bản thân cũng như giữ an toàn khi trao đổi với những người cấp thấp hơn, người lạ.   

Điện thoại Peru được làm từ hai đầu của trái bầu khô, nối với nhau bằng một sợi dây. Người Peru sử dụng những quả bầu được tẩm nhựa cây bên ngoài, dài khoảng 8,9 cm. Một quả tiếp nhận âm thanh và đồng thời phát được âm thanh. Xung quanh phần đáy mỗi quả bầu là lớp màng rung bằng da động vật kéo căng. Đoạn dây dài 22,8 m kết nối hai đầu quả bầu được làm bằng các sợi cotton bện lại với nhau. 

Nền văn minh Chimu được biết tới bởi những phát minh đi trước thời đại gây chấn động giới khoa học.

Nền văn minh Chimu được biết tới bởi những phát minh đi trước thời đại gây chấn động giới khoa học. Bởi khả năng sáng tạo tuyệt vời kết hợp cùng sự khéo léo, họ đã xây dựng một xã hội có nền khoa học kỹ thuật ấn tượng. Những phát minh của người Chimu cho thấy các ý tưởng kỳ diệu có thể đã được phát minh ra từ rất lâu, ngay từ những thời kỳ chưa có sự hỗ trợ của những thiết bị khoa học hiện đại. 

Bài liên quan

News feed