Giỗ Tổ ngành may (12 tháng 12 Âm lịch) và những điều cần biết để cúng Tổ ngành may
- Lu Ân
- Đăng lúc: Thứ sáu, 14/01/2022 09:00 (GMT +7)
Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về ngày giỗ Tổ ngành may: Nguồn gốc, lễ vật... cúng Tổ ra sao.
Cùng với sự phát triển của những làng nghề truyền thống, may mặc được xem là một trong những ngành nghề lâu đời nhất tại Việt Nam. Những sản phẩm được tạo ra từ ngành may luôn mang ý nghĩa tất yếu đối với cuộc sống của con người. Chính vì vậy mà hằng năm, nhiều người hoạt động trong ngành may lại thực hiện nghi thức cúng lễ long trọng đối với tổ nghề, vừa để củng cố niềm tin vừa thể hiện tri ân dành cho bà Tổ ngành may. Vậy giỗ Tổ ngành may là ngày mấy? Được thực hiện ra sao? - hãy cùng 2ĐẸP tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Thông tin về ngày giỗ Tổ ngành may Việt Nam?
1.1 Tổ của ngành may Việt Nam là ai?
Tổ nghề ngành may Việt Nam là bà Nguyễn Thị Sen - Ca Ông Hoàng Hậu, là người vợ thứ 5 của vua Đinh Tiên Hoàng.
Nơi được xem là cội nguồn của ngành may Việt Nam chính là làng Trạch Xá, xã Hoà Lâm, trấn Sơn Tây (nay là Hà Nội) - quê hương của bà Nguyễn Thị Sen.
1.2 Nguồn gốc của ngày giỗ Tổ ngành may
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, vua Đinh Tiên Hoàng (924-979) có 5 vị Hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cổ Quốc và Ca Ông. Trong đó, Ca Ông Hoàng hậu tương truyền là vị Hoàng hậu tài sắc vẹn toàn, có tài may vá nên được giao trọng trách phát triển nghề may trong cung. Trước đó, Ca Ông Hoàng hậu hay bà Nguyễn Thị Sen từng sinh sống tại làng Trạch Xá, nổi tiếng với nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần và tài may vá khéo léo, khiến vua mê đắm.
Cuối năm 979, nhà Đinh bị đảo chính bởi quyền lực của Hoàng hậu Dương Vân Nga và Lê Hoàn. Nhận thấy chốn triều đình không còn là nơi an toàn để nương tựa, Ca Ông Hoàng hậu dẫn theo công chúa Liên Hoa xuất cung, trở về quê nhà. Tại đây, bà đã sinh sống bằng nghề may và truyền dạy lại cho người dân trong làng. Từ nơi đây, ngành may mặc tại Việt Nam phát triển và bà Nguyễn Thị Sen được xem là bà Tổ của ngành may Việt Nam.
1.3 Giỗ Tổ ngành may Việt Nam ngày nào?
Giỗ Tổ ngành may Việt Nam được tổ chức vào ngày 12 tháng Chạp Âm Lịch.
Ngày Giỗ tổ ngành may Việt Nam năm 2022 là ngày nào?
Ngày Giỗ tổ ngày may Việt Nam năm 2022 là ngày 14/1/2022.
1.4 Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ ngành may
Nhằm thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, một phẩm chất đẹp của người Việt Nam, Giỗ tổ ngành may là ngày để những thế hệ theo học thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ dành cho người đã sáng lập ra nghề may tại Việt Nam - bà Nguyễn Thị Sen.
Bên cạnh tài năng và thành tựu thì niềm tin luôn là yếu tố được xem trọng trong mỗi ngành nghề. Việc dâng lễ cúng Tổ sẽ giúp người trong ngành được phù hộ, nương tựa tinh thần và gặp nhiều may mắn.
2. Cúng giỗ Tổ ngành may đúng cách
2.1 Lễ vật cúng giỗ Tổ ngành may
Tương tự như những lễ cúng khác, mâm cúng Tổ của ngày giỗ Tổ ngành may cũng được bày biện theo cách riêng. Tùy theo điều kiện, quy mô mà mỗi người sẽ chuẩn bị mâm cúng Tổ khác nhau nhưng chung quy đều phải theo chuẩn mực được truyền dạy qua bao đời.
Lễ vật cúng giỗ Tổ ngành may tại tiệm nhỏ, nhà may dịch vụ
- Đĩa trái cây
- Con Gà
- Trầu Cau
- Ly rượu
- Chén nước
- Cành hoa
Lễ vật cúng giỗ Tổ ngành may tại các nhà máy, đơn vị kinh doanh nhà may quy môn lớn
- Món ăn cúng Tổ: Xôi, chả lụa, bánh chưng/tét, bánh hỏi, bánh bao, heo sữa quay, gà luộc, trầu cau, rượu nếp, nước lọc, nước trà.
- Lễ vật cúng tổ: Hũ muối, hũ gạo, trái cây ngũ quả, hoa cúc kim cương, giấy cúng Tổ ngành may, đèn cầy, nhang rồng phụng.
2.2 Quy trình cúng giỗ Tổ ngành may
Trước khi cúng Tổ, người cúng (đại diện) phải chỉnh trang quần áo, lên hương và đốt đền để hành lễ. Trong lúc khấn vái phải thể hiện sự thành tâm, ghi nhớ công ơn của vị Tổ đã sáng tạo ra ngành này.
Sau khi cúng khấn xong thì mọi người có thể sum vầy trò chuyện, ăn uống cùng nhau, thể hiện đúng tinh thần ngày giỗ.
Cách cúng giỗ ngành may cần thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy trình thì mới được Tổ ngành phù hộ gặp nhiều thuận lợi, may mắn.
2.3 Một số lưu ý trong quá trình cúng Tổ ngành may
- Mâm lễ vật cơ bản phải thoả được những lễ vật sau: Hoa tươi, con gà luộc, đĩa trầu cau, chung rượu và nước lã.
- Thời gian cúng Tổ nên chọn là buổi sáng.
- Người cúng giỗ Tổ phải thể hiện được tôn nghiêm qua trang phục và phong thái.
- Khi cúng, khấn vái phải thành tâm và lòng thành của gia chủ đối với Tổ nghề.
2.4 Lễ cúng giỗ Tổ ngành may lớn ở một số làng cổ truyền.
Hàng năm, cứ vào ngày 12 tháng Chạp Âm Lịch, làng Trạch Xá lại tổ chức lễ cúng giỗ Tổ ngành may tại Đền thờ Thánh Tổ ngành may. Nghi lễ được tổ chức linh đình với nhiều nghi thức. Những người theo nghề sẽ có mặt tại đền với trang phục truyền thống như áo dài, áo tứ thân…ngôi đền được trang trí long trọng từ trong ra ngoài, ai nấy cũng nghiêm trạng, thể hiện thành ý trong suốt buổi lễ.