Mâm cơm cúng giao thừa năm Nhâm Dần 2022 gồm có những gì?

Để đón một năm mới bình an, các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa dâng lên tổ tiên, các vị thần linh trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và mới.

Hashtag: Tết Nguyên đán Tết Nhâm Dần

Theo tín ngường dân gian, lễ cúng Giao thừa được thực hiện với mục đích tiễn đưa những điều không may mắn, xui xẻo trong một năm cũ để chào đón một năm mới với những điều tốt đẹp, may mắn. Do đó, trong thời khắc này, các gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng giao thừa.

Trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cơm để cúng.

Vậy mâm cơm cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì? Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để có thể chuẩn bị một mâm cơm hoàn chỉnh nhất.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời

Theo quan niệm xưa, mỗi một năm sẽ có các vị thần cai quản được Ngọc Hoàng cử xuống để trông coi hạ giới. Do đó, sau một năm những vị thần cai quản cũ sẽ bàn giao công việc lại cho những vị thần cai quản mới. Và lễ cúng giao thừa là lễ tiễn các vị thần cai quản hạ giới của năm cũ và đón những vị thần trong năm mới.

Công việc rất vội nên các vị thần không có nhiều thời gian vào trong nhà mà chỉ quan sát trước cửa. Bởi vậy, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa. Đó là mâm cỗ trên bàn thờ chính và mâm cỗ đặt trước cửa nhà hay ngoài trời.

Mâm cơm cúng ngoài trời mang đến ý nghĩa đưa tiễn các vị thần cũ và chào đón các vị thần mới.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời sẽ gồm các lễ vật: gà luộc, xôi (hoặc bánh chưng), một đĩa hoa quả có 5 loại quả, bánh kẹo, ngựa vàng, bộ mũ áo thần linh, vàng tiền, rượu, nước trắng, bia, thuốc lá, trầu cau, nến, cốc gạo để cắm hương và đĩa muối gạo.

Lễ cúng giao thừa trong nhà

Sau khi hoàn thành lễ cúng Giao thừa ở ngoài trời, gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật để cúng trong nhà. Đây là lễ cúng tổ tiên vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngoài lễ vật như hương hoa, bánh kẹo, mứt tết, vàng mã thì các gia đình thường chuẩn bị mâm cơm mặn hoặc chay.

Mâm cơm cúng của người Bắc thường tính theo bát, đĩa là 4 bát – 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 bát – 6 địa hoặc 8 bát – 8 đĩa. Các món ăn ở bát sẽ bao gồm móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, miến nấu. Còn các món ở đĩa sẽ có xôi hoặc bánh chưng, thịt gà luộc, giò lụa, giò xào, nộm, dưa hành muối, thịt đông. Gà dùng trong ngày năm mới phải là gà trống thiến được làm sẵn từ chiều 30 Tết hoặc gà cúng tất niên.

Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa.

Mâm cỗ cúng giao thừa của người miền Trung có cả bánh chưng, bánh tét và nhiều món ăn khác như dưa món, giò lụa Huế, thịt đông, gà bóp rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, miến Huế, cá chiên, ram,…

Đối với miền Nam, mâm cỗ cúng thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Mâm cỗ có bánh tét kèm đĩa củ cải ngâm mắm, canh măng tươi nấu, khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, nem, chả giò, dưa giá, củ kiệu.

Bài liên quan

News feed