Bí quyết để phân biệt "rich kid xịn" và "rich kid giả" không bao giờ sai
- Mỹ Thu
- Đăng lúc: Thứ năm, 19/11/2020 12:07 (GMT +7)
"Rich kid" thật sự là một cô nàng luôn đòi hỏi những thứ tốt nhất từ những điều nhỏ nhặt nhất, trong khi "rich kid" giả thường chỉ tập trung cho bề ngoài phô ra
"Rich kid" (con nhà giàu) luôn được quan tâm, thậm chí trở thành mục tiêu để nhiều người hướng tới với hy vọng làm quen, tiếp cận, phát triển mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải tất cả những ai nhìn vào thấy có đồ hiệu, xe sang, "check-in" sang chảnh đều là "rich kid". Rất có thể họ chỉ là những cô nàng "high-maintenance" (nhu cầu cao). Dưới đây là góc nhìn về "rich kid hàng real" của một cô gái có kinh nghiệm gặp nhiều dạng "rich kid khác nhau:
Đừng chỉ nhìn bề ngoài
Mỗi khi nhìn vào một cô nàng ăn diện toàn đồ hiệu đắt tiền trên người thì ắt hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đây là một "rich kid". Tuy nhiên, sự thực đôi khi là bạn vừa gặp một cô nàng yêu cầu cao như đã kể trên thôi.
Ngày nay, các thương hiệu nổi tiếng không còn cách quá xa tầm với của tầng lớp trung lưu nữa. Vào mỗi dịp sale, áo khoác Burberry sẽ chỉ có giá tầm trên dưới chục triệu, áo vest Theory giảm xuống còn 4 - 7 triệu, đồ Armani từ 7 - 10 triệu.
Nhiều cô gái trông như một "rich kid" thứ thiệt vì lúc nào cũng dát đồ hiệu trên người nhưng thực chất tháng nào cũng loay hoay vì thẻ tín dụng cạn sạch tiền. Một số khác may mắn hơn vì có vô số vệ tinh theo đuổi và những chàng trai này sẵn sàng chi cả đống tiền mua đồ lấy lòng người đẹp.
Vì vậy, đừng chỉ nhìn bề ngoài của một người mà phán đoán.
Đừng nhìn mỹ phẩm, hãy nhìn đồ skincare
Nhiều cô gái chất đống các sản phẩm skincare từ các thương hiệu Chanel, Lancome, Estée Lauder trên bàn trang điểm song tất cả đều phủ bụi, nhiều sản phẩm thì đã quá hạn sử dụng từ lâu. Các cô gái yêu cầu cao vẫn đang trong giai đoạn tập tành dùng hàng hiệu, thiếu trải nghiệm và còn nhiều sai sót. Trong khi đó các thương hiệu Âu Mỹ thường không quá phù hợp với làn da châu Á: thứ quá dầu, thứ quá khô, thứ lại chứa hóa chất nặng.
Bạn sẽ không bao giờ thấy tên những thương hiệu này trên bồn rửa mặt của "rich kid", bởi họ sẽ chọn các thương hiệu Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Tất nhiên, "rich kid" vẫn sử dụng một vài sản phẩm skincare của các thương hiệu Âu Mỹ, nhưng nhìn chung nó sẽ là những cái tên như Clarins hay Kiehl's.
Sự yêu thích của "rich kid" thứ thiệt đối với các thương hiệu lớn thường thể hiện rõ hơn với mỹ phẩm, chẳng hạn như phấn phủ dạng hạt của Guerlain, kem nền của Armani, các sản phẩm của Bobbi Brown…
Vì vậy, con trai đừng nhìn vào bàn trang điểm của một cô gái mà hãy nhìn vào phòng tắm của họ. Đừng nhìn cái cô ấy dùng để rửa mặt mà nhìn thứ cô ấy dùng để gội đầu.
Xem nơi ăn uống
"Rich kid" không đăng nhiều ảnh ăn uống, bởi vì họ hiếm khi ra ngoài ăn hàng mà sẽ về nhà ăn những bữa ăn do cô giúp việc nấu. Họ thích tiêu tiền vào các loại rau hữu cơ và các nguyên liệu tươi, họ cũng thường ăn nhiều các loại thực phẩm bổ sung như yến sào, ngao tuyết, hải sâm, đông trùng hạ thảo.
Ngược lại "rich kid" giả nay "check in" nhà hàng này mai chụp hình bàn tiệc nọ. Đơn giản là vì họ thường xuyên gạ các chàng trai mời họ đi ăn hay thậm chí chi tiền chung nhiều người để ở bên bàn tiệc chụp vài giây. Nhà họ không có người giúp việc để nấu cho những bữa ăn bổ dưỡng.
Xem nơi du lịch
"Rich kid" đã đi mòn chân những nơi như châu Âu, Mỹ, Nhật… Nhiều người về cơ bản đã thấy hết những gì họ nên chơi và nên ngắm trong thời gian du học. Bởi thế, những nơi họ chọn đi du lịch thường là một số quốc gia xa lạ, nơi ít người đặt chân tới.
Chẳng hạn họ sẽ cắm trại trên sa mạc châu Phi, leo núi ở Kilimanjaro, trượt tuyết ở Canada hoặc tự lái xe thăm thú nhiều quốc gia khác nhau mà có thể người ngoài còn chưa từng nghe nói. Họ cũng thỉnh thoảng đi thăm bạn bè, người thân ở châu Âu, ở Mỹ nhưng ít khi chụp ảnh ở mấy địa điểm nổi tiếng.
Còn nếu một "rick kid" suốt ngày "check in" từ tháp Eiffel, đồng hồ Big Ben, Santorini thì hãy yên tâm đó không phải "hàng real".
Đừng nhìn việc đi du học, hãy nhìn vào trường học
Hầu như ai cũng có thể đi du học. Các trường đại học ở Úc hay New Zealand cũng như các trường đại học công lập ngoài vương quốc Anh ở châu Âu không có học phí quá đắt và hệ thống giáo dục lại rất linh hoạt.
Học sau đại học ở Mỹ không phải vấn đề lớn, chỉ độ 300 - 400 triệu/năm. Một trường đại học tư thục tốt ở Mỹ có học phí 40.000 USD/năm, sinh viên sẽ tốt nghiệp trong vòng 4 năm, thêm sinh hoạt phí là nhân 2 lần lên. Các trường ở Anh thì không đắt như ở Mỹ, vì vậy mà việc du học cũng có rất nhiều tầng lớp.
Đừng nhìn ảnh cưỡi ngựa, chơi golf, hãy nhìn vóc dáng của họ
Những người suốt ngày đăng ảnh cưỡi ngựa chơi golf thường bị sẽ bị gán mác "fake". Quả thực đây đều là những môn thể thao quý tộc, song vẫn có sự khác nhau. "Rich kid" thường chi khoảng gần 100 triệu mua thẻ tập, sau đó chi thêm gần 100 triệu nữa để thuê huấn luyện viên riêng.
Với những ai chăm chỉ tập luyện, bạn sẽ thấy đường cơ cũng như sự rắn rỏi của họ. Nói chung, sẽ không bao giờ có chuyện phía sau bộ quần áo golf hàng hiệu là một cơ thể gầy gò, nhợt nhạt, thiếu sức sống.
Đừng nhìn nhan sắc, hãy nhìn cách họ bảo trì nhan sắc
Các cô gái tiêu chuẩn cao và các "rich kid" thứ thiệt thường chi ra một khoản bằng nhau cho việc làm đẹp, rơi vào độ 80 - 100 triệu/năm. Nhưng "rich kid" sẽ có thêm các chi phí như tiêm collagen, cấy chỉ protein hay bắn căng da mặt. Những chi phí này dao động từ mấy chục đến mấy trăm triệu/năm.
Bên cạnh đó, hãy xem cô gái đi đến các bữa tiệc bằng phương tiện gì. Không có "rich kid" nào không sở hữu xe hơi. Những người cuốc bộ sau mỗi buổi tiệc tùng để bắt taxi thì khỏi cần nghĩ, chắc chắn không phải "rich kid".