Người tiêm vaccine Covid-19 của 2 hãng khác nhau có an toàn cho sức khỏe?

Đã có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc tiêm vaccine Covid-19 của 2 hãng khác nhau và nhận về kết quả rất khả quan.

Hashtag: Vaccine Covid-19 COVID-19

Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, Bộ Y tế sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 theo quy mô toàn quốc trong thời gian tới. Vì vậy, người dân cần nắm rõ tất cả những thông tin liên quan vấn đề này, sao cho đảm bảo được an toàn sức khoẻ cho bản thân nhất có thể. Trong đó, câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là nếu tiêm hai loại vaccine Covid-19 từ hai hãng khác nhau thì có an toàn cho sức khỏe không? 

Liên quan đến vấn đề này, theo tạp chí Nature công bố vào ngày 19/5, nghiên cứu tại Tây Ban Nha đã cho thấy khi tiêm kết hợp 1 liều vaccine Covid-19 từ hãng AstraZeneca và 1 liều vaccine Covid-19 từ hãng Pfizer - BioNTech sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh với Covid-19. Đây cũng là cuộc thử nghiệm đầu tiên trong việc phối hợp vaccine và cho thấy kết quả tích cực.

Trước đó, tại Anh cũng có một báo cáo tương tự và khẳng định việc phối hợp 2 loại vaccine khác hãng là an toàn. Ngoài ra, nhà miễn dịch học của Đại học McMaster ở Hamilton (Canada) -  Zhou Xing cũng đã đưa ra bình luận rằng vaccine Pfizer đã tăng cường phản ứng kháng thể một cách đáng kể sau khi tiêm thêm một liều vaccine AstraZeneca vào. Thậm chí, nếu đánh giá theo số liệu ban đầu, phản ứng kháng thể ở những người được tiêm phối hợp hai loại vaccine thậm chí còn mạnh hơn so với những người nhận 2 liều vaccine của AstraZeneca.

Tuy có phản ứng tốt là vậy nhưng điều đáng lo nhất của việc tiêm 2 loại vaccine khác hãng đó là tỉ lệ người xuất hiện các tác dụng phụ sau tiêm như sốt, mệt mỏi... cao hơn so với những người tiêm 2 liều cùng loại. Bên cạnh đó, khi tiêm 2 loại khác nhau, hiệu quả sẽ không rõ như các phản ứng tương tự ở những người nhận hai liều vaccine cùng loại của Pfizer - BioNTech.

Trên thực tế, việc phối hợp vaccine không chỉ là sử dụng vaccine do 2 đơn vị sản xuất mà còn là phối hợp 2 cách kích hoạt phản ứng miễn dịch khác nhau, do công nghệ bào chế vaccine khác nhau. Cụ thể là vaccine của Pfizer và Moderna đều có một đoạn nhỏ mRNA, vật liệu di truyền chứa công thức tạo ra một vùng protein gai của Covid-19. Như vậy, nếu mRNA trượt vào các tế bào của người được tiêm chủng, nó sẽ chỉ đạo sản xuất ra protein virus. Từ đó kích hoạt cơ chế miễn dịch của người tiêm, sinh ra các kháng thể chống lại nó. 

Trong thời gian tới, các nhà nghiên cứu hy vọng họ có thể phối hợp các loại vaccine Covid-19 của nhiều hãng khác nhau, đồng thời áp dụng phổ biến với nhiều loại bệnh dịch như Ebola. 

Hiện tại, Cơ quan Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh ở Mỹ chỉ cho phép phối hợp vaccine của Pfizer và Moderna với nhau nếu thuộc các trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như thiếu vắc xin hoặc khi người được tiêm không nhớ trước đây mình đã tiêm loại nào. Riêng ở các nước châu Âu vẫn khuyến cáo nên đợi nghiên cứu sâu hơn trước khi áp dụng. 

Bài liên quan

News feed