Quảng Ngãi: Sau lũ người dân liên tục nhập viện do rắn lục đuôi đỏ cắn

Hơn 20 ngày qua, tại Quảng Ngãi nhiều người dân bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Đây là loài rắn có nọc độc cực mạnh, gây rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử.

Hashtag: Tai nạn mùa mưa bão

Mùa mưa lũ ở Quảng Ngãi cũng là mùa sinh sản của rắn lục đuôi đỏ, loài rắn có nọc độc cực mạnh dẫn đến số người trên địa bàn tỉnh bị rắn lục đuôi đỏ căn ngày càng gia tăng.

Mới đây, em Đinh Lý Duy (11 tuổi, ở xã Sơn Dung, H. Sơn Tây) phải nhập viện vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn trong tình trạng nửa người phù nề, vết cắn ở hai mu bàn tay chảy máu nặng, có dấu hiệu hoại tử. Theo ông Đinh Văn Tân - ba của Duy thì trên đường đi học, Duy đã trèo cây để hái ổi và không may bị con rắn lục đuôi đỏ trên cây cắn cả hai tay. Chiều tối hôm đó, Duy bị nôn, sốt khiến cả nhà đưa tới Trung tâm Y tế H. Sơn Tây rồi chuyển xuống Bệnh viện Sản Nhi tỉnh để điều trị.

Khi nhập viện, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh đã phải truyền 30 ống huyết thanh cho Duy để trị độc của rắn lục đuôi đỏ. Hiện tại, tình trạng đông máu nặng của em Duy đã cải thiện tuy nhiên vẫn cần điều trị tích cực vì vết thương trên tay đang có dấu hiệu hoại tử.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có rất nhiều người nhập viện cấp cứu vì rắn lục đuôi đỏ cắn

Thêm một trường hợp khác bị rắn lục đuôi đỏ cắn là bà Lương Thị Lan (thôn An Ninh, P. Phổ Ninh, thị xã Đức Phổ). Được bết bà Lan bị rắn lục đuôi đỏ cắn ngay tại nhà, khi bà đang di dời các bao lúa lên cao cho khỏi ngập trong cơn bão số 10. Bà được đưa vào cấp cứu bệnh viện trong tình trạng vết cắn ở chân sưng và chảy máu nặng.

Theo thống kê, chỉ trong vòng 2 tuần qua, tại các bệnh viện, trung tâm y tế ở Quảng Ngãi có gần trăm trường hợp điều trị vì bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Phần lớn các trường hợp đều ở các vùng nông thôn, miền núi- nơi có nhiều cây cối rậm rạp.

Được biết vào mùa mưa là thời điểm sinh sản của rắn lục đuôi đỏ cũng là lúc chúng hung dữ nhất và nọc độc tập trung nhiều nhất. Được biết, khi bị rắn lúc đuôi đỏ cắn nạn nhân thường có các hiện tượng rối loạn đông máu, phù nề, hoại tử hay trụy tim mạch.

Vì mưa lũ nên rất nhiều rắn lục đuôi đỏ đã bò vào nhà dân, gây nguy hiểm

BS Trần Đình Điệp - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, BV Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ cách sơ cứu khi bị rắn cắn như sau: "Khi bị rắn cắn cần buộc garo, băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 – 10cm để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác, rửa vết thương bằng nước sạch. Sau đó, vận chuyển nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để truyền huyết thanh kháng nọc rắn".

Huyết thanh kháng nọc rắn có hiệu quả tốt nhất 4 giờ đầu sau khi rắn cắn. Nếu được sơ cứu đúng cách và truyền huyết thanh vài ngày, thì bệnh nhân có thể giảm các triệu chứng lâm sàng.

Bài liên quan

News feed