Thai nhi làm gì trong bụng mẹ suốt 9 tháng 10 ngày? Ngủ, mơ và đi tè

Hoạt động yêu thích nhất của thai nhi là ngủ. Mỗi giấc ngủ của thai nhi không dài, chỉ 40- 60 phút. Sau đó, bé sẽ dậy và bận rộn với một vài thú vui khác.

Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, thai nhi luôn có rất nhiều các hoạt động mà chính bố mẹ cũng không hay biết. Thực tế khi trong bụng mẹ em bé không chỉ thức và ngủ mà còn có nhiều hoạt động vô cùng sôi động.

90% thời gian là để ngủ và còn mơ nữa 

Khi trong bụng mẹ, hoạt động yêu thích nhất của em bé chính là ngủ. Tuy nhiên, con ngủ giấc không dài, chỉ khoảng 40- 60 phút. Sau đó, bé sẽ dậy, và bận rộn với rất nhiều thú vui khác.

Liên quan đến vấn đề này, một số nhà khoa học tin rằng, ngay từ trong bụng mẹ em bé đã ngủ mơ. Nhất là càng gần ngày sinh, trong ngày bé có thể ngủ tới 85-90% thời gian tương đương với bé sơ sinh.

90% thời gian thai nhi dành để ngủ, khi thức lại nghịch vô số trò khiến bố mẹ nghe cũng bất ngờ - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: "Tác động vật lý" với chồng có thể bị cấm tiếp xúc trong phạm vi 50 m

Thức giấc sẽ bơi lượn "tung tăng"

Khi còn trong bụng mẹ bé rất thích bơi, thói quen này đã được hình thành rất sớm ở trong môi trường chất lỏng, chính là nước ối của mẹ. 

Theo đó, thai nhi sẽ bơi nhiều nhất từ tháng thứ 2-5 của thai kỳ vì khi đó không gian trong tử cung còn rộng rãi còn tới khi các bé lớn hơn thì không còn đủ chỗ để bơi nên sẽ chỉ xoay qua xoay lại.

Khóc

Về vấn đề này các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này, nguyên nhân là do từng có một phụ nữ Ấn độ và Trung Quốc cho biết họ đã nghe thấy tiếng trẻ khóc phát ra từ bụng bầu của mình.

Câu chuyện này đã nhanh chóng lan truyền và gây nên sự tò mò thích thú trong dư luận, từ đó cũng làm nên nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Bởi người ta cho rằng, cảm xúc của thai nhi không chỉ bắt đầu khi sinh ra mà đã được hình thành từ khi trong bụng mẹ. Do đó, việc thai giáo thai nhi sẽ giúp các bé được sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.

Ngáp ngắn ngáp dài 

Ngáp là hành động vô cùng phổ biến của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Theo đó, em bé sẽ há miệng ra từ từ sau đó ngậm lại rất nhanh, trong đó thai nhi ít tháng tuổi ngáp nhiều nhất. Thói quen này không chỉ giúp các dây thần kinh trên khuôn mặt bé được thư giãn thậm chí còn giúp con phát triển trí não rất tốt.

Uống nước ối 

Nước ối có tác dụng tạo ra khoang nước giúp cho thai nhi được an toàn và tránh khỏi các va đập và được tiết ra do cơ thể người mẹ. Theo đó, nước ối được sản sinh và hấp thụ ngay trong vòng 24 giờ, và khi ở trong bụng mẹ, thai nhi uống nước ối vào bụng. Sau đó, nước ối sẽ được hấp thu vào máu và thải ra ngoài qua đường nước tiểu hòa vào nước ối. Lúc này cơ thể người mẹ sẽ hấp thu nước ối và lại tiếp tục sản sinh nước ối mới liên tục nhằm giúp cho nước ối luôn sạch. Do đó, ngay từ trong bụng mẹ em bé dù liên tục nuốt nước ối mà không hề bị sặc.

Nghịch dây rốn 

Khi ở trong bụng mẹ, dây rốn là "người bạn" duy nhất của em bé do đó, chắc chắn những bé nghịch ngợm sẽ không bỏ qua chuyện nghịch dây rốn. Theo đó, các bé sẽ lắc lư, xoắn tròn, đu lên dây rốn thậm chí có trường hợp, các bé nghịch ngợm nên dây rốn sẽ bị quấn quanh cổ 1-2 vòng hoặc bị thắt nút lại. 

Mút tay

Có rất nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hay mút tay.Về thói quen này, các chuyên gia cho biết, thực tế ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã có phản xạ này. Cụ thể là từ tuần thứ 30, khi xúc giác phát triển hơn, em đã có “sở thích” mút ngón tay, nhất là mút ngón cái.

Đi tiểu

Ngay từ khi 3 – 4 tháng tuổi bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml. Còn ở tháng cuối thai kỳ bé sẽ tiết nước tiểu nhiều hơn - vào khoảng với 27ml/giờ. Khi đó, nước tiểu và các chất thải của em bé tiết ra sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.

Bài liên quan

News feed