Rối loạn lưỡng cực là gì? Biểu hiện rối loạn lưỡng cực ở Britney Spears

Rối loạn lưỡng cực là nguyên nhân khiến Britney Spears chịu sự quản chế của cha đẻ suốt 13 năm qua.

Hashtag: Sao US-UK

Rối loạn lưỡng cực là một căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây cũng là nguyên nhân cốt lõi trong vụ việc nữ ca sĩ Britney Spears đã phải chịu suốt 13 năm giám hộ từ chính bố ruột và những người trong gia đình. Tại phiên tòa mới nhất vào ngày 24/6, "công chúa nhạc Pop" đã khai hết những điều khốn khổ cô phải chịu đựng, đồng thời bày tỏ nguyện vọng tòa sẽ xóa bỏ quyền giám hộ của bố mình để cô được trở về với cuộc sống tự do. Tuy nhiên, phiên tòa không đề cập đến việc nữ ca sĩ đã thoát khỏi hội chứng rối loạn lưỡng cực hay chưa.

Britney Spears phải chịu 13 năm bị bố giám hộ, mất hết quyền tự do vì căn bệnh rối loạn lưỡng cực.

Cũng từ vụ việc này mà nhiều người đã rất thắc mắc về căn bệnh rối loạn lưỡng cực mà Britney Spears mắc phải thực sự là gì, nó nguy hiểm như thế nào mà phải cần đến sự giám hộ?

Rối loạn lưỡng cực là gì? Mức độ nguy hiểm ra sao?

Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người mắc bệnh sẽ chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm). Căn bệnh này có tính chất chu kỳ, người bệnh biểu hiện tâm trạng từ lạc quan, bay bổng xen giữa bi quan, chán ghét cuộc sống. Người mắc chứng bệnh này khó duy trì quan hệ xã hội, có đôi khi bị mọi người xa lánh.

 Về nguyên nhân, có 3 yếu tố chính gây ra loạn lưỡng cực phổ biến nhất:

  • Di truyền: Nếu trong nhà từng có người mắc bệnh này thì chắc chắn sẽ di truyền lại cho con cháu đời sau.
  • Tâm lý xã hội tác động: Người bệnh này sẽ bị một số thứ trong cuộc sống tác động như bị chỉ trích, thất vọng trong tình cảm, công việc, học vấn...
  • Yếu tố tâm lý cá nhân: Người đã từng mắc bệnh trầm cảm thì rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, căn bện này vô cùng nguy hiểm. Nó gây ra ảo giác cho người bệnh vùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bệnh nhân chán nản, thậm chí muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau.

Rối loạn lưỡng cực có thể gây ra ảo giác cho người bệnh vùng suy nghĩ tiêu cực có thể khiến bệnh nhân chán nản, thậm chí muốn chết hoặc tự tử theo nhiều cách khác nhau.

Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực là gì?

Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20, đặc biệt là ở lứa tuổi 25. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác và thay đổi theo thời gian.

 Triệu chứng của rối loạn lưỡng cực khá đơn giản nên rất dễ bị bỏ qua. Cụ thể là:

  • Giai đoạn hưng cảm

- Thái độ lạc quan bất thường

- Năng lượng tăng vọt

- Dễ bị kích động

- Cường điệu về hạnh phúc và tự tin (hưng phấn)

- Giảm nhu cầu ngủ

- Nói nhiều

- Có những ý nghĩ hoang tưởng

- Dễ bị phân tâm

  • Giai đoạn trầm cảm

- Chán nản

- Mất hứng thú trong hầu hết các hoạt động

- Tăng hoặc giảm cân đáng kể

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

  - Luôn có cảm giác bồn chồn

- Mất năng lượng

- Luôn cảm thấy bản thân không có giá trị và mang cảm giác tội lỗi

- Thiếu tập trung

- Suy nghĩ, lên kế hoạch tự tử

- Lo lắng, đau khổ

- U sầu

- Rối loạn tâm thần

Chứng rối loạn lưỡng cực có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thông thường được chẩn đoán ở tuổi vị thành niên hoặc lứa tuổi đầu những năm 20, đặc biệt là ở lứa tuổi 25.

Có thể điều trị bệnh rối loạn lưỡng cực được không?

Theo nhiều nghiên cứu thì những người mắc căn bệnh này thường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng bằng các loại thuốc hướng tâm thần và liệu pháp tâm thần. Bên cạnh đó, nếu được điều trị sớm và đúng phác đồ, các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ để người bệnh tiếp xúc với một vài liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn hành vi, cũng như cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được yêu cầu phải ngủ đủ giấc, không dùng các chất kích thích, có lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng cân bằng.

Để phòng tránh rối loạn lưỡng cực, dù ở lứa tuổi nào thì cũng cần thông báo với bác sĩ khi nghi ngờ bản thân có những triệu chứng của rối loạn lưỡng cực. Trong cuộc sống, luôn giữ vững tinh thần lạc quan, sống hòa đồng với gia đình, bạn bè.

Nói về bê bối khiến Britney Spears phải chịu hơn 1 thập kỷ sống một cuộc sống không khác gì "địa ngục" giữa thế kỷ 21, vào năm 2006-2008, vì xảy ra loạt biến cố trong hôn nhân nên nữ ca sĩ đã bỏ bê sự nghiệp, ăn chơi sa đọa, thậm chí còn dùng cả chất kích thích. Đáng nói, cũng trong thời gian này, Britney được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực.

Britney Spears từng cạo trọc đầu, tự nhốt bản thân và hai con trong phòng suốt 72 tiếng đồng hồ trước khi cảnh sát giải cứu.

Thời điểm phát hiện bệnh tình, Britney Spears đã tự nhốt mình trong phòng cùng 2 con trai tới 72 giờ khiến cảnh sát phải can thiệp, phá cửa đưa cả 3 ra ngoài. Cũng chính vụ việc này mà cô phải chịu sự giám hộ của bố ruột từ năm 2008 đến nay. Liên quan căn bệnh này, trong phiên tòa, nữ ca sĩ cho biết, bác sĩ riêng đã kê đơn để cô uống lithium khiến đầu óc luôn trong trạng thái mơ hồ và không thể nói chuyện với ai.

Lithium vốn là một loại dược phẩm được sử dụng như một chất ổn định tâm trạng, được dùng để điều trị các rối loạn như rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Lithium và có các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, ù tai, mờ mắt, khó đi lại, buồn ngủ bất thường, co giật, run rẩy, mất ý thức...  thì cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Bài liên quan

News feed