Vì sao cổ nhân dạy: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài"?

Trong việc lựa chọn nhà, cổ nhân dạy rằng: “Giàu không ở nhà to”. Nhà to trong triết lý này không chỉ ngôi nhà rộng lớn mà dùng để nói tới phòng ngủ.

Với nhiều người, cả đời phấn đấu làm việc và lao động để có sự nghiệp ổn định, gia đình hạnh phúc và xây dựng được một mái nhà to đẹp khang trang. Trong đó ngôi nhà vừa là nơi yên ấm tiện nghi cho gia đình sử dụng vừa là sự tự thưởng cho công sức mà mình đã cố gắng bỏ ra. Thế nhưng cổ nhân lại có câu dạy con cháu rằng: “Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài”. Vậy ẩn ý trong câu nói trên là gì?

Vì sao cổ nhân dạy: "Giàu không ở nhà to"? - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Vì sao cổ nhân dạy khi đi ngủ nên nhỏ 1 giọt dầu gió vào lòng bàn chân?

Giàu không ở nhà to

Lời cổ nhân dạy chúng ta luôn chứa đựng những thâm ý sâu xa được đúc kết từ kinh nghiệm của những người xưa đã đi trước. Trong đó, câu “Giàu không ở nhà to” thực chất không phải ám chỉ cả căn nhà lớn mà chỉ nói về phòng ngủ mà thôi.

Theo đó phòng ngủ là nơi để mọi người thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi. Tuy nhiên theo ông cha thì bất cứ gia đình nào cũng không nên xây dựng phòng ngủ quá phô trương vì như vậy sẽ khiến dương khí dễ tiêu tán, âm – dương không được cân bằng, từ đó sẽ dễ dẫn đến sinh ra bệnh tật.

Còn về mức độ khoa học thì phòng quá rộng sẽ khiến chúng ta vất vả trong việc lau dọn cũng như không thể dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp 1 cách thường xuyên. Và như vậy sẽ làm cho không gian ngủ trở nên không an toàn, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn. Vì vậy, trong căn nhà phòng bếp, phòng khách có thể rộng rãi nhưng riêng phòng ngủ thì bạn đừng xây dựng quá to.

Nghèo không đi đường dài

Vế thứ hai mà cổ nhân dạy đó là “Nghèo không đi đường dài” được hiểu theo 2 cách. Đầu tiên đó là ngày xưa người ta di chuyển đường dài chủ yếu là bằng xe ngựa, để đi từ nơi này sang nơi khác trung bình phải mất từ ba đến bốn ngày đường, thậm chí có khi vài tuần hoặc vài tháng. Do đó, với tầng lớp nghèo thời bấy giờ điều này là rất xa xỉ, vì chi phí đi xe ngựa rất tốn kém chưa kể phải thuê cả đánh xe để đi hay dẫn đường, do đó họ chỉ còn cách chọn đi bộ.

Nhưng việc đi bộ gặp rất nhiều khó khăn, cả về sức lực của con người lẫn lương thực sử dụng trong suốt quá trình di chuyển, chưa kể nguy hiểm hơn là trên đường có thể gặp cướp bóc, hay mắc bệnh tật, thậm chí là có khả năng mất mạng nơi xứ người. 

Nghĩa thứ hai là dùng để chỉ sự khắc nghiệt của môi trường thời xưa như thiên tai, chiến tranh liên miên, bệnh dịch hoành hành. Do đó để đi những cung đường dài nếu không đủ tài lực thì chuyến đi đó có thể là “không bao giờ trở lại”. Chính vì vậy, cha ông khuyến cáo nếu chưa có điều kiện thì tốt hơn hết đừng đi xa.

Ngày nay, sự phát triển của kiến trúc, giao thông và công nghệ khiến cho tiện nghi cuộc sống có những thay đổi rất lớn. Bởi vậy câu nói cổ nhân không còn đúng nếu áp dụng cứng nhắc theo. Tuy vậy, lối sống vừa đủ, không phô trương và biết lượng sức mình luôn là kim chỉ nam để có được 1 cuộc đời an lành.

Bài liên quan

News feed