Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine Covid-19 công nghệ DNA

Alice Pham Đăng lúc: Thứ hai, 07/02/2022 09:45 (GMT +7)
Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ DNA vào vaccine ngừa Covid-19.
Hashtag #Vaccine Covid-19 #Vaccine #NEWS #Nóng trên MXH

Ngày 5/2, chính quyền thành phố Patna, bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ đã tiến hành tiêm ngừa Covid-19 cho người dân bằng vaccine công nghệ DNA với tên gọi ZyCov-D. Điều này đồng nghĩa, Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine DNA phòng Covid-19.

Cụ thể, ZyCov-D là loại vaccine DNA plasmid đầu tiên trên thế giới, được sản xuất bởi nhà sản xuất vaccine Zydus Cadila có trụ sở tại Ahmedabad, hợp tác phát triển với Bộ Công nghệ Sinh học. Đây là loại vaccine thứ 2 do Ấn Độ nghiên cứu và sản xuất được cấp phép sử dụng ở nước này, sau vaccine Covaxin của Công ty Dược phẩm Bharat Biotech.

Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine Covid-19 công nghệ DNA
Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng vaccine Covid-19 công nghệ DNA
Các bác sĩ chỉ sử dụng một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao để đưa vaccine vào cơ thể qua bề mặt da.
Các bác sĩ chỉ sử dụng một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao để đưa vaccine vào cơ thể qua bề mặt da.

Đầu năm 2022, Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine DNA của Zydus Cadila. Thông qua kết quả ban đầu từ các cuộc thử nghiệm lâm sàng, vaccine này cho hiệu quả khoảng 66% đối với các trường hợp có triệu chứng.

Khác với hầu hết các loại vaccine Covid-19 còn lại cần hai liều hoặc thậm chí một liều duy nhất, ZyCoV-D sẽ được triển khai với 3 liều tiêm, với khoảng cách tương ứng là 28 và 56 ngày so với liều đầu tiên. Điều đáng nói, loại vaccine này không cần sử dụng kim tiêm. Các bác sĩ chỉ sử dụng một thiết bị đẩy dòng chất lỏng áp suất cao để đưa vaccine vào cơ thể qua bề mặt da. Hiện nay, Tổng cục Quản lý Dược phẩm Ấn Độ (DCGI) đã cấp phép sử dụng loại vaccine này cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi. 

Các nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho người dân trong vòng một năm qua.
Các nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho người dân trong vòng một năm qua.

"Với mục tiêu sự đoàn kết của lãnh thổ và cam kết của Thủ tướng Narendra Modi ji trong cuộc khủng hoảng Corona rằng đất nước không chỉ sản xuất vaccine mà còn tiêm chủng cho một bộ phận lớn người dân trong thời gian rất ngắn. Chiến dịch tiêm chủng kéo dài một năm này đã cho thấy sức mạnh của Ấn Độ", Bộ trưởng Y tế Liên minh Mansukh Mandaviya cho biết.

Các nhà lãnh đạo Ấn Độ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng cho người dân trong vòng một năm qua. Theo số liệu ghi nhận từ Bộ Y tế Ấn Độ, có hơn 93% dân số trưởng thành nước này đã được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa Covid-19, trong khi hơn 69,8% đã được tiêm chủng đầy đủ. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi Covid-19 trên toàn quốc đã được cải thiện lên khoảng 95%. Các quan chức Ấn Độ hiện đang thực hiện một đợt tiêm chủng ở những vùng xa xôi của đất nước với phương án các nhân viên y tế sẽ đi đến từng nhà để tiêm phòng.

Các nhân viên y tế sẽ đi đến từng nhà để tiêm phòng.
Các nhân viên y tế sẽ đi đến từng nhà để tiêm phòng.

Chỉ trong ngày 6/2, Ấn Độ đã ghi nhận mức tăng 1.07.474 trường hợp nhiễm Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm của quốc gia này lên 4.21.88.138 ca nhiễm. Các trường hợp khỏi bệnh Covid-19 đã giảm xuống còn 12,25,011. Cùng thời điểm, có 865 trường hợp tử vong đã được báo cáo, nâng tổng số người tử vong lên 5,01,979 người. Trong khi tỷ lệ dương tính hàng ngày ở mức 7,42%, Ấn Độ đã hoàn thành việc tiêm 1,69,46,26,697 liều vắc-xin Covid-19.

 

Bộ Y tế đồng ý mua 21,9 triệu liều Vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi Thái Lan: Từ ngày 31/1 sẽ bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi Mũi 3 vaccine Moderna chỉ tiêm bằng nửa liều cơ bản Người tiêm 2 liều vaccine Sputnik V có kháng thể vô hiệu hóa biến chủng Omicron nhiều hơn Pfizer
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp