Ba người phụ nữ nắm trong tay sức khỏe của thế giới trong cuộc chiến chống Covid toàn cầu: 1 người mang dòng máu Việt

Lệ Nguyễn Đăng lúc: Thứ sáu, 27/08/2021 17:47 (GMT +7)
Ít ai biết, trong cuộc chiến chống lại Covid-19, ba người phụ nữ sau đây lại có quyền lực vô cùng mạnh mẽ dù không phải chính trị gia.
Hashtag #Vaccine Covid-19 #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Sarah Gilbert - người phụ nữ đứng đằng sau thành công của vắc xin AstraZeneca

Giáo sư Sarah Gilbert - bà mẹ ba con là người đứng đằng sau thành công lớn trong chiến dịch phát triển vaccine AstraZeneca. Bà cũng là một trong số các nữ nhà khoa học được tờ BBC vinh danh trong danh sách 100 Phụ nữ Tiêu biểu năm 2020 vì những đóng góp không mệt mỏi cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Ba người phụ nữ nắm trong tay sức khỏe của thế giới trong cuộc chiến chống Covid toàn cầu: 1 người mang dòng máu Việt - Ảnh 1

Sarah Gilbert sinh năm 1962 ở miền Trung nước Anh. Nữ giáo sư lớn lên trong một gia đình có bố là nhân viên văn phòng và mẹ là giáo viên tiếng Anh. Bà Gilbert tốt nghiệp ngành sinh học tại Đại học East Anglia rồi tiếp tục theo học chương trình tiến sĩ hóa sinh tại Đại học Hull. Sau khi tốt nghiệp, bà Sarah Gilbert làm việc tại một trung tâm nghiên cứu bia và tập trung vào cách kiểm soát men bia.

Thời gian sau bà là một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Jenner, Đại học Oxford để bắt đầu những nghiên cứu về vaccine chống sốt rét vào năm 1994. Năm 1998, bà sinh ba và sau thời gian nghỉ thai sản, bà Gilbert nhận thấy những khó khăn để trở lại với công việc nghiên cứu. Nhưng may mắn chồng bà - nhà khoa học Rob Blundell - đã chấp nhận hi sinh sự nghiệp, đảm nhận nhiệm vụ chăm con để vợ tiếp tục sự nghiệp của mình. 

“Cân bằng giữa cuộc sống và công việc thật chẳng dễ dàng, và có khi là không thể nếu bạn không có được sự hỗ trợ tốt", 

Với sự nỗ lực của mình, Sarah Gilbert được bổ nhiệm làm giảng viên Đại học Oxford vào năm 1999 và tiếp đó trở thành phó giáo sư vào năm 2004.

Sarah Gilbert - người phụ nữ đứng đằng sau thành công của vắc xin AstraZeneca.
Sarah Gilbert - người phụ nữ đứng đằng sau thành công của vắc xin AstraZeneca.

Năm 2007, Sarah Gilbert chính thức trở thành Quản lý Chương trình Chiến lược về Phát triển Vaccine cho người và thú y của Quỹ Wellcome Trust.

Năm 2014, bà dẫn dắt cuộc thử nghiệm vắc xin đầu tiên chống lại Ebola. Và khi hội chứng hô hấp Trung Đông bùng phát, bà Gilbert không ngần ngại đến Ả Rập để nghiên cứu phát triển vắc xin.

Khi đại dịch covid-19 bùng phát, bà tiếp tục thử nghiệm để tìm ra loại vắc xin giải quyết vấn đề này. Nghiên cứu của bà Gilbert và nhóm của mình đạt kết quả tốt và đương nhiên họ đứng trước cơ hội kiếm được số tiền khổng lồ. Tuy vậy, bà Gilbert mong muốn nghiên cứu của mình sẽ giúp được nhiều người trên thế giới có thể tiếp cận với vắc xin giá rẻ: “Ngay từ đầu, chúng tôi coi đây là một cuộc chạy đua với virus chứ không phải một cuộc chạy đua với các nhà phát triển vắc xin khác. Chúng tôi là trường đại học và chúng tôi không làm việc này để kiếm tiền",“Là người đã phát minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vắc xin. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vắc xin”.

Hiện nay, các nước có thể mua vắc xin AstraZeneca với giá chưa đến 3 USD/liều, rẻ hơn rất nhiều so với các loại vắc xin khác đang có trên thị trường. Công ty AstraZeneca cũng hứa sẽ hỗ trợ tối đa giúp các nước đang phát triển và nước nghèo có thể tiếp cận vắc xin.

Tiến sĩ Ozlem Tureci - người cùng chồng sáng chế ra vắc xin Pfizer

Tiến sĩ Ozlem Tureci là người đã đồng hành cùng chồng trong công cuộc tìm ra vắc xin chống lại Covid-19 đang hoành hành trên thế giới. Cặp vợ chồng nhà khoa học Tureci đều là người nhập cư từ Thổ Nhỹ Kỳ đến Đức. Bà Tureci là con gái của một bác sĩ phẫu thuật. Bà gặp ông Ugur Sahin tại Đại học Saarland ở Homburg và cộng tác kể từ đó.

Ba người phụ nữ nắm trong tay sức khỏe của thế giới trong cuộc chiến chống Covid toàn cầu: 1 người mang dòng máu Việt - Ảnh 3

Năm 2001, cặp đôi đam mê nghiên cứu này đã thành lập Công ty Ganymed Pharmaceuticals với mong muốn phát triển kháng thể ngăn ngừa các bệnh ung thư.

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng bà Ozlem Tureci cùng các cộng sự đã dừng mọi công việc khác để tập trung nghiên cứu vắc xin với mục tiêu phải có vắc xin vào cuối năm 2020. Ngày 9/11, sau khi Pfizer thông báo vắc xin ngừa Covid-19 đã đạt hiệu quả lên tới 90% giúp giá cổ phiếu của BioNTech - công ty của vợ chồng tiến sĩ Ozlem Tureci đạt mức định giá gần 25 tỉ USD.

Tiến sĩ Ozlem Tureci - người cùng chồng sáng chế ra vắc xin Pfizer.
Tiến sĩ Ozlem Tureci - người cùng chồng sáng chế ra vắc xin Pfizer.

"Nhiều người trong chúng tôi không có kỳ nghỉ và làm việc suốt cuối tuần, đó là lý do tại sao chúng tôi đã có thể làm được. Chúng tôi cũng sẵn sàng cho các múi giờ khác nhau, chúng tôi thường xuyên họp với Pfizer ở Mỹ và với đối tác Trung Quốc”, bà Tureci từng chia sẻ.

Theo tuần báo Welt am Sonntag (Đức), vợ chồng tiến sĩ Ozlem Tureci nằm trong danh sách 100 người giàu nhất nước Đức.

Bà Aurélia Nguyen - Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX

Bà Aurélia Nguyen - Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX - là một phụ nữ người Pháp gốc Việt. Ở vị trí này bà có nhiệm vụ điều phối và cung cấp vắc xin cho các nước tham gia thông qua chương trình Covax để đảm bảo tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine Covid-19.

Tạp chí TIME từng viết về bà như sau:

"Không quá lời khi nói sức khỏe của thế giới nằm trong tay của bà Aurélia Nguyen. Công việc của bà Nguyen, với tư cách là giám đốc điều hành COVAX, là đảm bảo vaccine cứu người và kết thúc đại dịch được phát triển chống lại Covid-19 đến được với càng nhiều người trên thế giới càng tốt. Các quan chức y tế công cộng nói rằng trong thế giới kết nối ngày nay, bùng phát ở bất cứ đâu cũng là bùng phát ở mọi nơi. Vì vậy, chỉ bằng cách tiêm chủng cho gần như tất cả mọi người trên hành tinh này, chúng ta mới có thể dựng lên một bức tường miễn dịch của con người mà virus khó xâm nhập hơn.

Bà  Aurélia Nguyen - Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.
Bà  Aurélia Nguyen - Giám đốc điều hành chương trình chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX.

Bà Nguyen giám sát 6 tỷ USD trong các cam kết từ 98 quốc gia giàu có hơn để hỗ trợ COVAX, một nỗ lực chung của Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh và Gavi - Liên minh Vaccine. Kể từ tháng 11/2020, bà đã lãnh đạo sứ mệnh của COVAX là đảm bảo và phân phối vaccine miễn phí cho gần 92 quốc gia có ngân sách chăm sóc sức khỏe nhỏ hơn khiến họ không có đơn đặt hàng tiêm chủng. COVAX đang cạnh tranh với các quốc gia giàu có hơn cũng đang tìm cách đảm bảo liều lượng vaccine cho chính họ, và Nguyen thừa nhận mọi việc 'không dễ dàng'. Nhưng vào năm 2021, bà dự đoán COVAX sẽ phân phối 2 tỷ liều cho các quốc gia bao gồm Ấn Độ, Brazil và Nigeria".

Bà  Aurélia Nguyen là người Pháp gốc Việt.
Bà  Aurélia Nguyen là người Pháp gốc Việt.

Trước khi trở thành "người nắm trong tay sức khỏe của thế giới", bà Aurélia giữ chức Giám đốc điều hành phụ trách vấn đề Vaccine và Bền vững của GAVI. Từ năm 1999 đến năm 2010 bà làm việc trong hãng dượcGlaxoSmithKline - được đánh giá là hàng đầu ở Anh. 

Bà Aurélia từng theo học Thạc sĩ tại Trường Vệ sinh & Y học Nhiệt đới London và Trường Kinh tế London. 

Tạp chí TIME cũng từng vinh danh bà nằm trong danh sách “100 cá nhân đang định hình tương lai cho lĩnh vực của họ và xác định thế hệ lãnh đạo tiếp theo”.

Cách hạ sốt đúng sau tiêm vaccine phòng Covid-19 Test nhanh giúp phát hiện Covid-19 có giá bao nhiêu? Xét nghiệm PCR phát hiện Covid-19 giá bao nhiêu? Bao lâu thì có kết quả? Thấy 1 trong 8 dấu hiệu này sau khi tiêm vaccine Covid-19 cần liên hệ y tế ngay
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp