Bác sĩ bày cách cho F0 hạ sốt khi bệnh nhân có tiền sử dị ứng, không thể dùng thuốc

Lệ Nguyễn Đăng lúc: Thứ bảy, 26/02/2022 15:56 (GMT +7)
Chuyên gia y tế đưa ra hướng dẫn F0 các biện pháp hạ sốt khi người bệnh có tiền sử dị ứng, không thể dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol hay ibufen...
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Trở thành F0, nhiễm Covid-19 là điều không một ai mong muốn, tuy nhiên khi dịch bệnh ngày càng có nhiều diễn biến khó lường, tự tìm hiểu kiến thức để đảm bảo sức khỏe bản thân và gia đình mình là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Bệnh tật đối với những người có tiền sử dị ứng là điều khiến nhiều người lo lắng hơn bao giờ hết. Không ít người dân thắc mắc liệu rằng khi không may trở thành F0, có những triệu chứng như sốt cao mà không thể uống thuốc vì có tiền sử dị ứng liệu còn cách nào để giúp người bệnh hạ sốt. Trước những thắc mắc của nhiều người, chuyên gia y tế đã đưa ra lời khuyên thiết thực.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

>>> Xem thêm: 3 nhóm đối tượng không nên sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19

Theo đó, bác sĩ Lê Tiến Huy (Phó Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Y dược) cho biết khi F0 bị sốt cao không hạ mà lại bị dị ứng với thuốc có paracetamol hay ibufen... người bệnh có thể tìm đến những phương pháp tự nhiên.

Nhịp sống Việt trích lời bác sĩ Lê Tiến Huy cho biết: "Bạn có thể sử dụng phương pháp chườm ấm với nhiệt độ khăn chườm ấm luôn thấp hơn nhiệt độ sốt của cơ thể 1-2 độ C. Điều này giúp lỗ chân lông giãn nở và tăng thải nhiệt tốt hơn. Từ đó giúp bạn giảm sốt nhanh, hiệu quả".

Bên cạnh đó, vị bác sĩ này cũng gợi ý cho người bệnh một cách làm khác đó là người bệnh có thể tăng cường các loại đồ uống có hiệu quả giải nhiệt hạ sốt. Nước ép rau diếc cá là một gợi ý.

Khi sốt điều quan trọng nhất là cần theo dõi nhiệt độ để xử lý kịp thời. Uống nhiều nước, các loại quả có chưa vitamin C như cam, chanh.. cũng sẽ giúp người bệnh nhanh hạ sốt, tăng cường sức đề kháng.

Trong hướng dẫn F0 điều trị tại nhà, Bộ Y tế nêu cụ thể, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Tự theo dõi các chỉ số sức khỏe và theo dõi các triệu chứng: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,… Nếu như có biểu hiện mệt mỏi, mạch nhanh, thay đổi ý thức, tím môi... cần báo ngay cho nhân viên y tế để được hướng dẫn kịp thời.

3 nhóm đối tượng không nên sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19 Những trường hợp không cần tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ 4 Sau 2 tuần đi học trở lại, gần 2000 sinh viên Đại học Thái Nguyên mắc Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp