Bạn là "não cá vàng"? Học hỏi ngay bí quyết đặt mật khẩu "nhớ mãi ngàn năm"

Kelly Tran Đăng lúc: Thứ ba, 06/04/2021 16:29 (GMT +7)
Với việc phải đăng nhập hàng chục, thậm chí hàng trăm ứng dụng đều đòi hỏi người dùng phải ghi nhớ rất nhiều mật khẩu dẫn đến việc lúc nhớ, lúc quên.

Thời buổi công nghệ hiện đại như hiện nay, mỗi khi đăng nhập vào ứng dụng hay tài khoản trang web nào đều phải cần đến mật khẩu (password). Chính vì vậy mà mỗi người đều có từ 3-4 mật khẩu hoặc hơn là chuyện bình thường và việc nhớ hết mớ mật khẩu trên là điều không hề dễ.

Theo một nghiên cứu của Đại học Rutgers và Đại học Aalto ở Phần Lan thì não bộ con người thích nghi để nhớ mật khẩu bằng cách ước tính tần suất sử dụng. Những mật khẩu quan trọng, được dùng thường xuyên sẽ ít bị lãng quên hơn. Đó cũng là lý do mà nhiều người đã nghĩ ra cách dùng chung một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. Nhưng đây lại là quan niệm hết sức sai lầm vì sẽ tạo điều kiện cho đối tượng xấu trộm thông tin hoàn toàn có thể sử hữu các công cụ dò password. Bởi chỉ cần chúng tìm ra một mật khẩu của bạn là toàn bộ thông tin liên quan đều có thể bị lộ hết. Trên thực tế cũng đã có rất nhiều vụ chiếm đoạt tiền trong ngân hàng hay lộ ảnh nhạy cảm đã xảy ra.

Việc đặt và ghi nhớ mật khẩu là vấn đề nan giải nhiều người gặp phải. Ảnh: Forbes.
Việc đặt và ghi nhớ mật khẩu là vấn đề nan giải nhiều người gặp phải. Ảnh: Forbes.

Chưa kể, nếu dùng chung một mật khẩu cho tất cả các tài khoản, đến một ngày, một trang web nào đó yêu cầu bạn phải đổi mật khẩu mới, thì lúc đó bạn lại đổi password của tất cả tài khoản về một mật khẩu mới hay chỉ đổi cái bị được yêu cầu để rổi sau đó lại bị lẫn lộn.

Một phương án khác được nhiều người lựa chọn đó là ghi chép lại tài khoản và mật khẩu đi kèm. Cách làm này sẽ khiến bạn không quên được password nhưng việc giữ gìn những dòng ghi chú kia lại là một vấn đề nan giải. Chưa tính đến trường hợp thứ dùng để lưu mật khẩu này rơi vào tay kẻ xấu thì bạn cũng sẽ bị lộ hết tất cả thông tin.

Thói quen ghi chú lại mật khẩu của các ứng dụng cũng không phải việc làm hay.
Thói quen ghi chú lại mật khẩu của các ứng dụng cũng không phải việc làm hay.

Vì thế, có một cách để tạo ra mật khẩu, không trùng lặp giữa các tài khoản nhưng vẫn cho bạn khả năng nhớ được rất lâu về sau. Đó chính là đặt mật khẩu theo quy tắc và quy tắc này do bạn đặt ra và chỉ mình bạn biết.

Một ví dụ đó là đặt mật khẩu theo quy tắc có liên quan đến ứng dụng. Chẳng hạn, tên bạn là Thanh, sinh năm 1993, cần đăng nhập vào Facebook, vậy thì có thể thiết lập nguyên tắc đặt pass như sau:

  • Chữ cuối và đầu tiên của tên Thanh: h và t
  • Chứ thứ 2 viết hoa và thứ nhất của tên ứng dụng: A và f
  • Tổng số ký tự tên ứng dụng: 8
  • Hai số cuối năm sinh: 93
  • Cho thêm một chữ cái bất kì mà bạn thích vào cuối và viết hoa: N chẳng hạn

Như vậy, bạn sẽ có password để đăng nhập vào Facebook là: htAf893N. Tương tự khi đặt mật khẩu cho Tiktok, bạn sẽ có: ntIt693N.

Thiết lập mật khẩu theo quy tắc tự đặt ra sẽ khiến người dùng nhớ lâu hơn. Ảnh: Business Insider.
Thiết lập mật khẩu theo quy tắc tự đặt ra sẽ khiến người dùng nhớ lâu hơn. Ảnh: Business Insider.

Người dùng mạng theo đó hoàn toàn có thể tạo ra một quy tắc nhất định riêng để áp dụng cho việc đặt mật khẩu. Người ngoài nhìn vào thì chẳng hiểu gì, kẻ xấu cũng khó dò ra nhưng đối với người hiểu quy tắc nhhư bạn thì việc thực hiện lại trở nên vô cùng dễ dàng.

Chồng đưa thẻ ATM cho vợ tiêu thoả thích với điều kiện giải được mật khẩu Cười đau bụng trước những kiểu đặt mật khẩu Wifi bá đạo Huế: Nhà trường đặt mật khẩu Wifi thành câu đố, 3 ngày thay 1 lần
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp