Bánh chưng đen, món bánh tinh hoa, cầu kỳ trong các dịp lễ Tết ở xứ Lạng

Hà My Đăng lúc: Thứ sáu, 21/01/2022 15:25 (GMT +7)
Không hề ngoa chút nào khi nói rằng, bánh chưng đen chính là tinh hoa của ẩm thực xứ Lạng, đặc biệt là trong mỗi dịp lễ Tết quan trọng ở nơi đây.
Hashtag #Ẩm thực việt nam #Các món bánh Việt Nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Bánh chưng đen (khẩu tủm đăm) là linh hồn ẩm thực trong những bữa ăn trọng đại của đồng bào dân tộc Tày. Món ăn này không chỉ độc đáo về nguyên liệu, cách chế biến, mà còn đặc trưng cả về hương vị lẫn vẻ ngoài.

Nếu như người miền xuôi có món bánh chưng với màu xanh đặc trưng thì món bánh ở nơi đây lại có một màu đen bóng vô cùng lạ mắt, được gói theo dáng trụ dài khá giống với bánh tét của người miền Nam hay giống với  bánh gù của người Giáy. 

Ảnh: dugiahomestay
Ảnh: dugiahomestay
Ảnh: dugiahomestay
Ảnh: dugiahomestay

Bắt đầu từ tháng 10 (Âm lịch) trở đi, người dân tộc Tày đã bắt đầu rục rịch để chuẩn bị mọi công đoạn cần thiết để gói bánh chưng đen. Kết thúc vụ mùa gặt lúa, người dân nơi đây sẽ lựa chọn ra những cọng rơm vàng ươm, nếp to về rồi đem đi phơi khô. Sau đó, những cọng rơm này sẽ được đem đi đốt thành tro. Cuối cùng, họ sẽ vò thật kỹ và rây lại để lấy phần mịn, rồi trộn thật đều lên cùng gạo nếp thơm. Vậy là họ đã tạo ra được một hỗn hợp đen bóng. 

Ở một số nơi khác, người ta sẽ chọn thân cây núc nác ở trên rừng rồi tước sạch vỏ, sau đó đốt thành than và giã mịn thành bột. Cuối cùng, người ta mới đem đi trộn lẫn cùng với gạo nếp. Người Tày sẽ đảo lên thật đều tới khi gạo đã quyện chặt cùng với bột than thành, tạo thành màu đen nhánh mới mang đi gói. 

Bánh chưng đen, món bánh tinh hoa, cầu kỳ trong các dịp lễ Tết ở xứ Lạng  - Ảnh 3

Gạo nếp được coi là đạt chuẩn thì phải là loại giống ngon nhất, hạt phải tròn, to và đem đi vo thật kỹ, xóc mạnh cùng với chút muối tinh. Thịt lợn cũng cần là loại thịt ba chỉ được thái mỏng, sau đó ướp cùng với các loại gia vị, tiêu, thảo quả, ớt bột giã nhỏ. Dĩ nhiên để làm bánh chưng không thể thiếu được đỗ xanh xát vỏ, ngâm kĩ.

Sau đó, tất cả được gói gọn lại cùng với lá dong tươi. Bánh chưng đen sẽ có độ dài chừng 30cm, đối với đường kính chừng 6 - 7cm và sử dụng lạt để cuốn chặt lại. Trước khi bắt đầu quá trình luộc bánh chưng đen, người ta sẽ ngâm qua 1 lần với nước lạnh, sau đó mới xếp bánh vào trong nồi và đổ nước ngập mặt bánh, đun chừng 4 - 5 giờ đồng hồ thì mới vớt ra. 

Bánh chưng đen, món bánh tinh hoa, cầu kỳ trong các dịp lễ Tết ở xứ Lạng  - Ảnh 4

Để làm ra được những chiếc bánh chưng đen không hề đơn giản chút nào. Cũng chính vì thế, người làm bếp cần phải tỉ mỉ, khéo léo và chú tâm vô cùng. Phải như vậy, bánh chưng đen khi hoàn thiện mới được tròn trịa, hấp dẫn và đậm đà. 

Bánh chưng đen có màu xám đậm, đồng thời nhờ tro của núc nác hay tro rơm mà mùi bánh thơm, ăn nhẹ bụng, dễ tiêu. Nếu là tro cây núc nác khi ăn sẽ có vị hơi mỡ mỡ khá thú vị và lạ miệng. Khi thưởng thức bánh chưng, người ta sẽ sử dụng ngay lạt cuốn bánh để cắt ra thành từng khoanh hoặc có thể dùng gân lá dong kéo ngược từ phần ngọn xuống cuống lá để cắt bánh làm đôi theo chiều dọc.

Bánh chưng đen, món bánh tinh hoa, cầu kỳ trong các dịp lễ Tết ở xứ Lạng  - Ảnh 5
Ảnh: kimngan.0709
Ảnh: kimngan.0709

Ăn thử 1 miếng bánh chưng đen, người ăn sẽ cảm nhận được rõ ràng hương vị thơm mát, bùi bùi từ thịt lợn, đỗ xanh và lá dong rừng.  Cứ đến giáp Tết ở vùng cao, người dân nơi đây lại ngồi quanh nồi bánh chưng đang sôi, nhắm vài ba ly rượu ngô thơm lừng và ôn lại những câu chuyện cũ đã qua. Nếu như có dịp được đặt chân tới nơi đây, đặc biệt là vào đúng dịp lễ Tết thì nhất định bạn đừng bỏ qua cơ hội để thưởng thức món ăn linh hồn của xứ Lạng này nhé. 

Khâu nhục Lạng Sơn, món ăn đặc sản ngon nổi tiếng kỳ công của Lạng Sơn Coóng phù, phiên bản "bánh trôi tàu" nhỏ mà có võ ở Lạng Sơn 5 đặc sản nhất định bạn không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp