Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam

Alex Đăng lúc: Thứ ba, 27/07/2021 19:46 (GMT +7)
Doner Kebab có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng giờ đây loại bánh mì này đã trở thành một phần của ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng.
Hashtag #Món ăn đường phố #Ẩm thực thế giới #Tinh hoa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Bánh mì Doner Kebab hiện tại có thể tìm thấy ở rất nhiều thành phố lớn của Việt Nam. Nhưng phổ biến nhất vẫn là ở Hà Nội. Chặng đường để loại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ này trở thành một phần của nền "văn hóa bánh mì" tại dải đất hình chữ S có nhiều điều thú vị.

Nhưng ngay cả với người thường xuyên "mê mẩn" món ăn này cũng chưa chắc nắm được thời điểm chiếc Doner Kebab lần đầu xuất hiện khi nào hay nơi nào được đánh giá là "huyền thoại" về món bánh này.

Huyền thoại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ: Doner Kebab.
Huyền thoại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ: Doner Kebab.

1. Doner Kebab là gì?

Doner Kebab là tên của một loại bánh được làm từ hỗn hợp gồm bánh mì, thịt, rau và nước sốt. Trong cái tên "Doner Kebab"  thì từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay ( xuất phát từ cách người ta chế biến món thịt nướng, một trong những nguyên liệu chính làm nên món ăn). 

Vì thành phần của Doner Kebab không thể thiếu bánh mì nên khi về Việt Nam, Doner Kebab được nhiều người gọi là Bánh mì Doner Kebab.

Trong cái tên 'Doner Kebab'  thì từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay.
Trong cái tên "Doner Kebab"  thì từ “kebab” mang ý nghĩa là thịt nướng, còn “doner” nghĩa là xoay.

2. Lịch sử ra đời của món bánh mì Doner Kebab

2.1. Quê hương của bánh mì Doner Kebab ở đâu?

Bánh mì Doner Kebab là một loại bánh có xuất xứ từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ (Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu nên quốc gia này vừa thuộc châu Á, vừa thuộc châu Âu).

Người Việt Nam còn gọi bánh mì Doner Kebab là "Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ" là xuất phát từ quê hương của món ăn này.

Món ăn xuất phát từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Món ăn xuất phát từ đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

2.2. Doner Kebab ra đời năm nào?

Một số tài liệu cho rằng loại món ăn có hình dạng, cách làm và được coi là "thủy tổ" của chiếc bánh mì Doner Kebab đã xuất hiện từ tận thế kỷ 17 dưới thời đế chế Ottoman. Song thực tế là món ăn này bắt đầu được biết đến và lan rộng khắp châu Âu từ khoảng giữa thế kỷ 20. Quê hương của nó là Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó du nhập vào Đức và từ Đức đã trở nên phổ biến khắp thế giới.

Những chiếc Doner Kebab đầu tiên trên thế giới.
Những chiếc Doner Kebab đầu tiên trên thế giới.

2.3. Có bao nhiêu loại bánh mì Doner Kebab?

Ở quê hương Thổ Nhĩ Kỳ của món ăn này, người ta có bánh mì Doner Kebab Cừu, Bò, Bê hoặc Gà. Các loại rau củ hay sốt đi kèm là như nhau.

2.4. Những đặc trưng của món bánh mì Doner Kebab

Đầu tiên là hình dạng của chiếc bánh. Bánh Doner Kebab có hình dạng tam giác, vốn được tạo ra từ 1/4 chiếc bánh mì tròn (to cỡ pizza) có rắc một lớp mè mỏng trên bề mặt. Đây cũng là đặc điểm nhận dạng và cách phân biệt của Doner Kebab với với các loại bánh mì Việt.

Vỏ bánh để làm Doner Kebab được làm từ bột mì hoặc một số loại ngũ cốc khác. Bên ngoài bánh sẽ được quẹt một lớp mỏng mè, trước khi ăn, bánh sẽ được cho vào lò kẹp cho nóng giòn.

Phần nhân của Doner Kebab bao gồm thịt nướng xém bằng than hồng thái lát mỏng đi kèm với cà chua, hành tây, bắp cải thái mỏng và vài loại nước xốt như xốt mù tạt, xốt cà chua, xốt mayonnaise. 

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 5

Thịt nướng chính là hạt nhân của Kebab. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các loại thịt ăn kèm với Doner Kebab gồm có thịt cừu, thịt bò, thị bê hoặc thịt gà và không có thịt heo vì lý do tôn giáo. Thịt để nướng gồm rất nhiều tảng thịt lớn được tẩm ướp gia vị đậm đà, sau đó xiên vào trụ thép không gỉ. Trụ thép này sẽ xoay tròn khối thịt để thịt chín đều các mặt từ ngoài vào trong. Đến khi lớp thịt vàng và hơi xém, đầu bếp sẽ dùng dao sắc lạng những lát thịt mỏng, kẹp vào bánh mì. Nhờ kiểu nướng này mà thịt nướng của Doner rất thơm và ngọt.

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 6

Nước sốt của Doner Kebab ở Thổ Nhĩ Kỳ là sốt sữa chua. Ngoài kẹp thịt vào bánh mì, ở Thổ Nhĩ Kỳ, người ta còn phục vụ thịt nướng riêng dể ăn kèm với khoai tây chiên, cà chua, sốt sữa chua thay vì kẹp vào bánh mì.

Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 40 phiên bản bánh mì Kebab khác nhau bằng cách biến tấu nhân bánh, vỏ bánh hoặc nước sốt. Ngoài sốt sữa chua, Doner Kebab thường được ăn kèm ba loại nước sốt khác nhau là sốt tương cà, sốt mayonnaise và sốt tương ớt, tạo nên vị chua chua lại thơm thơm cay cay đầy hấp dẫn. 

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 7

Doner Kebab được cho là có nhiều điểm tương đồng với món Gyro của Hy Lạp (ảnh) hay Shawarma của người Arab. Cũng có người so sánh nó với món Hamburger trứ danh của Đức. Doner kebab nổi tiếng khắp châu Âu và trên thế giới như là một món ăn nhẹ đêm khuya hay một bữa ăn nhanh cho những vị khách bận rộn, không có thời gian.

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 8

3. Bánh mì Doner Kebab xuất hiện ở Việt Nam khi nào?

3.1. Năm xuất hiện của bánh mì Doner Kebab

Bánh mì Doner Kebab đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu. Nhiều ý kiến vẫn còn tranh cãi đến tận ngày  nay về thời điểm chiếc Doner đầu tiên và địa điểm đầu tiên được bán ra thị trường ẩm thực Việt Nam. Song khi tổng hợp ở nhiều nguồn tin và thậm chí là có hẳn những phóng sự để tìm hiểu nguồn cơn sự xuất hiện của chiếc bánh "huyền thoại" này thì năm xuất hiện của Doner Kebab ở Việt Nam là khoảng cuối 2001 đầu 2002 .

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 9

3.2. Nơi bán bánh mì Doner Kebab đầu tiên

Món bánh mì Donner Kebab ban đầu đến từ một nhà hàng nổi tiếng chuyên các món Âu và đặc biệt là món Đức tại Viện Goethe (Gớt) thành lập năm 1997 tại địa chỉ 56-58-60 Nguyễn Thái Học, Hà Nội.

Từ những chiếc Doner Kebab đầu tiên ở viện Goethe, loại bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ này đã được nhân bản ra ở nhiều nơi ở khắp Hà Nội. Trong đó, ngoài Viện Goethe, những người muốn tìm Doner Kebab ngon thường ghé đến Doner Keban Đức Long ở 56 Nguyễn Thái Học (nay tiệm này đã chuyển về số 5H Lương Ngọc Quyến).

Sau khi được người dân đón nhận nồng nhiệt, có rất nhiều xe bánh mì Doner Kebap ra đời và được chở đi bán khắp các con phố Hà Thành, dần dần phổ biến món ăn này đến rộng rãi với người dân Thủ đô cũng như mọi miền của Việt Nam.

Hình ảnh những chiếc xe đẩy bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ đi khắp ngóc ngách Hà Nội.
Hình ảnh những chiếc xe đẩy bánh mỳ Thổ Nhĩ Kỳ đi khắp ngóc ngách Hà Nội.

3.3. Khác biệt của bánh mì Doner Kebab ở Việt Nam so với Doner Kebab Thổ Nhĩ Kỳ

Khi bánh mì Doner Kebab về Việt Nam thì đã được cải biên ít nhiều cho phù hợp với khẩu vị của người dân bản xứ. Cải tiến lớn nhất và quan trọng nhất chính là việc loại thịt được dùng thay vì thịt cừu, thịt bò thì đã chuyển hẳn sang thịt heo hoặc thi thoảng có nơi dùng thịt gà.

Lý giải cho điều này thì rất đơn giản, thịt cừu không phải loại thịt phổ biến ở nước ta, thịt bò thì quá đắt sẽ làm giá thành chiếc bánh (ban đầu bán rong) này lên cao. Vậy  nên loại thịt được chọn là thịt lợn, hợp túi tiền và khẩu vị của người dân.

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 11

Thịt gà có nơi bán song rất hiếm bởi khi nướng thịt gà thì dễ bị cháy xém, khô và bã. Những nơi có bán cả bánh thịt gà thì thường sẽ cho xen kẽ các miếng da gà để khách hàng lựa chọn cho hợp khẩu vị của mình.

Chính vì loại thịt  nướng, linh hồn của món bánh mì Doner Kebab tại Việt Nam đã chuyển hẳn sang thịt lợn và cách tẩm ướp cũng khác đi ít nhiều nên hương vị của món bánh phiên bản Việt cũng khá lạ so với bản gốc. Thịt lợn thường sẽ chọn loại thịt nạc vai, phải có cả phần nạc và phần mỡ đan xe để khi nướng không bị khô thịt.

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 12

Ngoài ra thì các phần khác của chiếc bánh hầu như vẫn được giữ nguyên, từ hình dạng tam giác, vỏ bánh cho tới các loại rau ăn kèm, thường là bắp cải, cải tím, hành tây. Nước sốt ưa thích của người việt chính là tổ hợp sốt gồm Mayonaise, tương cà và tương ớt. Các hàng bánh mì Doner Kebab ở Việt Nam sau này cũng linh hoạt thay thế vỏ bánh là bánh mỳ truyền thống cho những ai có nhu cầu.

3.4. Những quán bánh mì Doner Kebab ngon nổi tiếng nhất Việt Nam

Bánh mỳ Doner Kebab hiện có ở nhiều thành phố lớn trên cả nước, nhưng tập trung vẫn chủ yếu là ở Hà Nội. Nơi khởi nguồn của món bánh này ở Việt Nam. Điểm qua một số hàng bánh mỳ có tuổi đời lâu năm, hương vị được đánh giá là "chuẩn mực" và được đông đảo "tín đồ" của món bánh này cũng như khách du lịch tin tưởng phải kể đến những cái tên:

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 13

Doner Kebab 56 phố Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

Doner Kebab Đức Long số 2 Hàng Bạc (cũ) nay chuyển về số 5H Lương Ngọc Quyến, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Doner Kebab Anh Nguyên số 1 Hàng Mắm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Doner Kebab Jasmin ở  104B D1 Trần Huy Liệu, Giảng Võ, Hà Nội.

Daily Kebab Haus số 10 Yên Phụ nhỏ, Tây Hồ, Hà Nội.... và một số cửa hàng nổi tiếng khác

4. Những câu chuyện thú vị về nguồn gốc của chiếc bánh mì Doner Kebab và người sáng tạo nên món ăn "huyền thoại" này.

Đến tận bây giờ thì người ta vẫn tranh cãi không ngừng về câu hỏi: Ai là người làm ra chiếc Doner Kebab đầu tiên? và cũng có rất nhiều câu truyện truyền kỳ về nguồn gốc của loại bánh mì này cũng như nhiều cá nhân, nền văn hóa cho rằng mình là nơi phát minh ra món ăn nhanh nổi tiếng bậc nhất châu Âu này.

Với người Thổ Nhĩ Kỳ, người ta tin rằng món bánh này vốn có nguồn gốc xa xưa từ thời Ottoman và chiếc bánh hoàn chỉnh thực sự được tạo ra lần đầu tiên ở Berlin, Đức vào năm 1972, thuộc về một công nhân Thổ Nhĩ Kỳ tên là Kadir Nurman.

Kadir Nurman, người được cho là nhà phát minh ra món Doner Kebab.
Kadir Nurman, người được cho là nhà phát minh ra món Doner Kebab.

Ông đã bán những chiếc bánh đầu tiên ở thành phố Berlin, Đức cho những người bận rộn muốn có một bữa trưa nhanh chóng để mang đi. Chia sẽ về  ý tưởng tạo nên chiếc bánh mì này. Kadir cho biết ông lấy cảm hứng từ bữa ăn của hoàng gia Thổ Nhĩ Kỳ trước đây, gồm những xiên nướng được phục vụ trên đĩa với cơm và rau. Để khách hàng dễ dàng mang đi hơn, Kadir đã nghĩ ra cách gói tổ hợp thịt và rau trên trong một loại bánh mì gọi là durum. Và như thế, Doner Kebab ra đời.

Năm 2013 khi Kadir qua đời, nhiều tờ báo trên thế giới đều đồng loạt đưa tin: "Người phát minh" ra bánh mì doner kebab đã chết"

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 15

Một thông tin khác lại cho rằng, người đầu tiên tạo ra món ăn này là Nevzat Salim, cũng là người Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã bán những chiếc bánh khởi nguồn cho Doner Kebab vào năm 1969 tại thị trấn Reutlingen, trong cửa hàng gia đình.

Ông Nevzat Salim cũng là người được cho là người đầu tiên làm ra món ăn này.
Ông Nevzat Salim cũng là người được cho là người đầu tiên làm ra món ăn này.

Song lại có nơi cho rằng, Doner Kebab thực chất là phát minh của người Đức và có nhiều biến thể xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như ở các nước Trung Đông. Một người Đức là Mehmet Aygün từng tự nhận mình làm ra bánh mì kebab đầu tiên vào năm 1971. 

Doner Kebab và hành trình để lại dấu ấn của bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam - Ảnh 17

Các ý kiến cứ tranh cãi mà không có hồi kết bởi thời gian cũng đã quá lâu và khó có ai làm chứng được, nhưng dù nó xuất phát từ đâu, thì có thể khẳng định rằng: Bánh mì Doner Kebab là một món ăn nhanh tuyệt vời với hương vị hấp dẫn tuyệt đối, có sức sống mãnh liệt và độ nổi tiếng toàn cầu.

Cơm gà Hải Nam, món cơm bình dân nhưng là món ăn quốc dân của Singapore Thịt kho Đông Pha, món ăn cầu kỳ mà xứng đáng của ẩm thực Trung Hoa Bánh đúc nộm, món ăn chơi thanh cảnh ngày hè của Hà Nội
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp