Thời gian gần đây Việt Nam ghi nhận thêm nhiều các ca mắc Whitmore, thậm chí là đã có trường hợp không qua khỏi khiến không ít người lo lắng về khả năng lây lan của loại vi khuẩn này.
Theo các bác sĩ bất kì ai cũng có thể nhiễm phải Whitmore khi trên người có vết thương hở mà bị nhiễm trùng hoặc tiếp xúc với bùn đất có chứa vi khuẩn.
Sau đợt lũ vừa qua, 1 số tỉnh miền Trung của nước ta đang là điểm nóng của bệnh Whitmore, đặc biệt chỉ riêng khu vực này đã ghi nhận 5 ca mắc Whitmore không qua khỏi và hiện số bệnh nhân ở Huế, Đà Nẵng hay Quảng Trị… vẫn tăng không ngừng.
Nói về vấn đề này Phó giáo sư Trần Xuân Chương - trưởng khoa bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ trên tờ Tuổi Trẻ, những trường hợp mắc phải Whitmore nếu không phát hiện sớm thì khả năng không qua khỏi là rất cao.
Nhưng do biểu hiện lâm sàng của bệnh này lại dễ nhầm lẫn và thời gian ủ bệnh lạ lâu, có thể lên đến 21 ngày nên nhiều người chủ quan do đó khi tới bệnh viện đã ở giai đoạn nặng.
Chính vì vậy, Phó giáo sư Trần Xuân Chương lưu ý người dân khi có những biểu hiện lạ như nổi mụn trên da, viêm da, mệt mỏi, sốt… người bệnh cần đến viện sớm để làm các kiểm tra cần thiết, đồng thời nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất bẩn, nhất là khi trên người có vết thương hở.
Không phải bệnh lây từ người sang người
Trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Trung ương Huế cũng cho hay, tuy bệnh này rất nguy hiểm nhưng Whitmore không phải bệnh truyền nhiễm nghĩa là không có khả năng lây từ người sang người. Mà theo đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở rồi mới gây ra các bệnh nặng khác như nhiễm trùng máu, tổn thương phổi… Và Whitmore cũng không phải “vi khuẩn ăn thịt người” như mọi người hay dùng.
Các chuyên gia y tế cũng cho hay, để điều điều trị Whitmore thường kéo dài qua hai giai đoạn, cụ thể từ 2-6 tuần đầu, người bệnh phải dùng kháng sinh liều cao để tiêu diệt vi khuẩn, sau đó khoảng 3-6 tháng tiếp theo vẫn phải duy trì uống thuốc, ngăn vi khuẩn tái xâm nhập.
Bình luận