Nu - Biến chủng B.1.1.529 mới phát hiện làm giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 lên tới 40%

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 26/11/2021 14:36 (GMT +7)
Giáo sư tại Đại học Hoàng gia London, cho biết biến chủng Nu - B.1.1.529 tiềm tàng khả năng thoát miễn dịch và lây truyền cao.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Ngày 25/11, các nhà khoa học cảnh báo, biến chủng mới phát hiện tại Nam Phi có tên Nu (B.1.1.529) chứa nhiều đột biến từng tồn tại trong các biến chủng như Alpha, Delta, Mu. Chính vì vậy, nó sẽ giúp virus lây lan nhanh chóng hơn, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của vaccine.

Các nhà khoa học cảnh báo siêu biến chủng Nu có lượng đột biến lớn, đây là nguyên nhân khiến số ca nhiễm tại Nam Phi tăng 12 lần. Liên quan đến biến chủng này chuyên gia về virus Tulio de Oliveira chia sẻ: "Không may, chúng ta đã phát hiện biến chủng mới, đáng lo ngại ở Nam Phi".

Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters

>>> Xem thêm: Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai khiến các nhà khoa học trên thế giới lo ngại

Theo đó, ở protein gai B.1.1.529 có chứa ít nhất 32 đột biến - thành phần giúp virus bám vào tế bào cơ thể, chính vì vậy biến chủng này làm dấy lên lo ngại về khả năng né tránh vaccine. Chuyên gia tại Cục Bệnh truyền nhiễm Hoàng gia Anh, Tom Peacock nhận định "đây là cụm đột biến với lượng protein gai thực sự khủng khiếp".

Dựa trên các đột biến của biến chủng mới phát hiện này, giới khoa học cho rằng khi gặp vaccine nó sẽ phản ứng tương tự chủng Beta. Như vậy, đối với vaccine AstraZeneca khi gặp biến chủng này có thể giảm xuống còn 40-50%, ở vaccine Pfizer dù sau hai liều khi gặp biến chủng này cũng chỉ còn duy trì độ bảo vệ 50-60%.

Đến nay, các nhà khoa học cho biết Nu - B.1.1.529 được coi là biến chủng tồi tệ nhất trong đại dịch, nguyên nhân là vì nó có chứa lượng đột biến khổng lồ và tính ưu việt của các đột biến đó. Do đó, các nhà khoa học trên thế giới tỏ ra vô cùng lo lắng, và coi biến chủng mới phát hiện này là yếu tố đáng lo ngại.

Biến chủng B.1.1.529 mới phát hiện làm giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 lên tới 40% - Ảnh minh họa
Biến chủng B.1.1.529 mới phát hiện làm giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 lên tới 40% - Ảnh minh họa

>>> Có thể bạn quan tâm: Cụ bà 103 tuổi bị Covid 2 tuần đã khỏi, sống sót qua đại dịch cúm 1918 và 2 lần chiến tranh thế giới

Cụ thể, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cho biết: "Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là protein gai của nó quá khác biệt so với virus từ Vũ Hán ban đầu và là virus dùng để nghiên cứu vaccine".

Các nhà khoa học cũng nhận định rằng, dựa trên tốc độ lây lan hiện tại trong khoảng hai đến 8 tuần tới có thể đánh giá đầy đủ khả năng trốn tránh vaccine của Nu. Các nhà khoa học Anh cho biết, mỗi tuần họ có thể giải trình tự gene khoảng 70.000 mẫu virus, con số khổng lồ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Châu Âu phê duyệt vaccine Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 - 11 tuổi Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai khiến các nhà khoa học trên thế giới lo ngại Chuyên gia Đức cảnh báo biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp