Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai khiến các nhà khoa học trên thế giới lo ngại

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 25/11/2021 12:12 (GMT +7)
Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai, phần mà hầu hết các loại vaccine sử dụng để tạo ra hệ thống miễn dịch chống nCoV.
Hashtag #Biến thể virus Covid-19 #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

1. Biến chủng B.1.1.529 là gì?

Theo Guardian, các nhà khoa học cho biết biến chủng B.1.1.529 là một biến chủng mới của Covid-19. Biến chủng này được phát hiện có mang lượng lớn đột biến, chính vì vậy nó có thể vượt mặt khả năng miễn dịch của cơ thể và thúc đẩy các làn sóng dịch Covid-19 trên toàn thế giới đi xa hơn.

Hiện nay, qua giải trình tự gene đã phát hiện trên thế giớ ghi nhận 10 ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 ở hai quốc gia và một vùng lãnh thổ gene. Dù chỉ ít ca mắc là vậy, nhưng các nhà khoa học cho biết biến chủng này khiến họ phải quan tâm lớn nguyên nhân là do trong biến thể mới này có một số đột biến có khả năng giúp virus tránh được khả năng miễn dịch của cơ thể cũng như của vaccine.

Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai khiến các nhà khoa học trên thế giới lo ngại - Ảnh Reuters.
Biến chủng B.1.1.529 có 32 đột biến trong protein gai khiến các nhà khoa học trên thế giới lo ngại - Ảnh Reuters.

>>> Xem thêm: Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà cho trẻ em

2. Sự nguy hiểm của biến chủng B.1.1.529?

Theo nghiên cứu, biến chủng B.1.1.529 mang trong mình 32 đột biến trong protein gai - tên tiếng anh là spike protein. Các đột biến trong protein gai ngoài việc khiến các tế bào miễn dịch của cơ thể khó tấn công mầm bệnh hơn, nó còn ảnh hưởng đến khả năng lây nhiễm và tốc độ lan truyền của virus.

Biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 11/11 ở Botswana và 6 ca nhiễm khác được phát hiện ở Nam Phi trong đó có một là ca du khách người Hong Kong, từ Nam Phi trở về. 

Liên quan đến biến thể này, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London, Tiến sĩ Tom Peacock đã đăng thông tin chi tiết tại trang web chia sẻ bộ gene. Trong đó, vị tiến sĩ này lưu ý rằng, tại biến thể mới phát hiện này số lượng đột biến rất cao, điều đó cho thấy nó có thể trở thành mối rất đáng lo ngại với nền y học thế giới cũng như toàn nhân loại.

Bên cạnh đó, ông Peacock cũng nhấn mạnh rằng các nhà khoa học trên thế giới phải theo dõi sát sao biến chủng này vì nó có chứa phần gai vô cùng khủng khiếp.

Ảnh: Alamy.
Ảnh: Alamy.

>>> Có thể bạn quan tâm: Muốn nhận ngay căn cước công dân khi đã làm thẻ nhiều tháng thì làm thế nào?

Đồng quan điểm, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Đại học Cambrid Ravi Gupta cho biết, qua kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, ông đã phát hiện ra rằng, trong số các đột biến ở biến chủng B.1.1.529 có 2 đột biến làm tăng nguy cơ lây nhiễm, đồng thời 2 đột biến này còn làm giảm khả năng nhận biết của kháng thể.

Dù vậy ông cũng chia sẻ, đặc tính chính của virus là khả năng lây nhiễm nhưng hiện vẫn chưa được biết rõ, do đó nó chính là thứ thúc đẩy sự lây nhiễm chủa biến chủng Delta hiện nay. Chính vì vậy, việc virus có thể thoát khỏi hệ miễn dịch chỉ là một phần của những nguy cơ có thể xảy ra với con người.

Về biến chủng mới này, các nhà khoa học Anh cho biết, họ sẽ tiếp tục theo dõi để tìm kiếm những biểu hiện cụ thể hơn cho thấy nó đang phát triển và ngày càng lan truyền rộng. Còn các nhà khoa học Nam Phi cho biết, họ rất lo ngại về biến chủng này, đặc biệt trong bối cảnh nước này đang ghi nhận số ca nhiễm ngày càng gia tăng ở Gauteng cũng là nơi phát hiện trường hợp nhiễm biến thể mới.

Tính đến nay trên thế giới đã ghi nhận gần 259,7 triệu người mắc nCov và số người đã tử vong là 5,2 triệu người kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào hồi cuối năm 2019.

Biến chủng Delta Plus là gì, độ nguy hại ra sao? Chuyên gia Đức cảnh báo biến chủng nCoV có khả năng kháng vaccine Pfizer, AstraZeneca Bộ Y tế nhận định dịch Covid-19 vẫn rất khó lường, có thể có biến chủng mới
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp