Biến thể Omicron là gì: Biến thể SARs-CoV-2 mới, mạnh hơn Delta 500%

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ bảy, 27/11/2021 18:00 (GMT +7)
WHO ngày 26/11 đặt tên Omicron cho biến chủng B.1.1.529, đồng thời yêu cầu các quốc gia tăng cường nỗ lực giám sát và giải trình tự gen để hiểu rõ hơn.
Hashtag #Biến thể virus Covid-19 #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

1. Biến chủng Omicron là gì?

Ngày 26/11, giới khoa học thông báo về biến chủng mới được phát hiện ở Nam Phi. Biến chủng này đã khiến nhiều quốc gia lo ngại và phải ra quyết định hạn chế di chuyển với châu Phi. Đồng thời trong ngày 26/11, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức đưa biến chủng mới này vào danh sách những "biến chủng gây lo ngại" với tên gọi là Omicron hay trước đó còn được gọi là B.1.1.529.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng cho biết hiện họ đang tiến hành nhiều nghiên cứu gấp rút và tiếp tục theo dõi sát sao biến chủng mới này. Trước mắt, họ nhận định đây là 1 "siêu biến chủng" có chứa lượng đột biến cao bất thường, và nhận định rất có khả năng nó sẽ lây nhiễm mạnh mẽ hơn cả biến chủng Delta.

'Nu' là cái tên giới khoa học gọi Omicron trước khi nó được chính thức đặt tên
"Nu" là cái tên giới khoa học gọi Omicron trước khi nó được chính thức đặt tên

>>> Xem thêm: Trẻ em tiêm mũi 2 muộn có bị giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19?

2. Omicron đã xuất hiện ở đâu?

Tới hiện tại, biến chủng Omicron đã xuất hiện 1 số quốc gia như Nam Phi, Botswana, Hong Kong (Trung Quốc) và Bỉ. Trong đó, biến chủng này lần đầu được tìm thấy vào ngày 9/11 tại Nam Phi. Đến ngày 26/11, Hong Kong cho biết, họ đã phát hiện ra ca nhiễm Omicron thứ 2. Điều đáng nói, ca nhiễm này cũng được phát hiện trong cùng khu vực cách ly với những hành khách trở về từ Nam Phi. 

Tại Bỉ, cũng trong ngày 26/11, chính phủ nước này cũng xác định 1 trường hợp trở về từ Ai Cập có kết quả dương tính với biến chủng mới - đây cũng là trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng này tại châu Âu.

Biến thể Omicron là gì: Biến thể SARs-CoV-2 mới, mạnh hơn Delta 500% - Ảnh 2

>>> Có thể bạn quan tâm: Thời tiết miền Trung dự báo có mưa lớn trong 4 ngày cuối tháng 11

Về biến chủng mới được phát hiện này, CDC châu Âu nhận định, Omicron có khả năng 'thoát khỏi hệ miễn dịch đồng thời nhận định, nó có lợi thế lây nhiễm mạnh hơn cả Delta". Do đó, nó có khả năng sẽ lây lan ra khắp khu vực châu Âu.

3. Sự nguy hiểm của Omicron

Đầu tuần qua, các nhà khoa học di truyền tại Nam Phi đã bày tỏ sự lo ngại về một biến thể được gọi là "tồi tệ nhất" trong lịch sử. Nguyên nhân là do trong các gai protein của biến thể này có chứa số lượng đột biến cao bất thường, với khoảng 32 đột biến. Đồng thời, giới này cũng bày tỏ lo ngại rằng sự "siêu đột biến" này có khả năng sẽ dễ lây lan hơn, thậm chí có khả năng lẩn tránh được hệ miễn dịch.

Hôm 26/11, tiến sĩ dịch tễ hàng đầu Hoa Kỳ Fauci cho biết, hiện giới khoa học đang gấp rút nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu biến thể Omicron có thể lẩn tránh hệ miễn dịch không, và nhận định rằng, mọi chuyện hiện đang trở nên ngày càng khó dự đoán.

Các nhà khoa học trên thế giới đều nhận định, virus SARs-CoV-2 gây ra Covid-19 liên tục đột biến, nhưng hiện giới này còn cho rằng Omicron hiện còn gây ra nhiều mối lo ngại hơn.

Biến thể Omicron là gì: Biến thể SARs-CoV-2 mới, mạnh hơn Delta 500% - Ảnh 3

Về biến thể mới này, hiệu trưởng ĐH Y Brown Tiến sĩ Ashish Jha cho biết, trong vòng 5-6 tháng qua, chúng ta đã phát hiện ra nhiều biến chủng, trong đó hầu hết chúng đều không có ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng lần này thì khác, biến chủng mới được phát hiện có phản ứng rất khác, và có vẻ như biến chủng này có tốc độ lây nhiễm nhanh hơn cả Delta.

Đồng quan điểm, nhà dịch tễ học tại Mỹ Tiến sĩ Eric Feigl-Ding, mới đây đã đăng tải lên Twitter đánh giá của ông về khả năng lây nhiễm của biến thể rằng, Omicron có thể có khả năng lây nhiễm mạnh hơn so với Delta tới 500%.

Trước sự xuất hiện của biến thể mới này, nhiều quốc gia trên thế giới đều đang tỏ ra lo ngại, và gấp rút hành động. Thậm chí không ít quốc gia đã ban lệnh hạn chế di chuyển nhằm kiểm soát sự lây lan của Omicron.

Như Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã ban lệnh hạn chế di chuyển từ Nam Phi và 7 quốc gia khác. Lệnh này được bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/11. Ông cũng cho biết, mục đích của lệnh mới này nhằm giúp họ có thêm thời gian để điều tra về biến chủng mới Omicron. Và ở thời điểm hiện thời họ đánh giá rằng việc Omicron xuất hiện tại Mỹ là điều khó tránh.

Biến thể Omicron là gì: Biến thể SARs-CoV-2 mới, mạnh hơn Delta 500% - Ảnh 4

Liên minh châu Âu cũng ban bố lệnh tạm thời hạn chế mọi chuyến bay từ các quốc gia phía nam châu Phi như Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe tới EU. Canada cũng cấm nhập cảnh với người nước ngoài từng tới Nam Phi trong vòng 14 ngày qua. Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng yêu cầu siết chặt nhập cảnh với hầu hết các quốc gia tại châu Phi, và đưa ra khẳng định rằng "chúng ta đang ở bên bờ vực tình trạng khẩn cấp."

Đồng thời, các hãng đang sản xuất vaccine phòng Covid-19 hiện nay như AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson cũng đồng loạt cho biết, họ cần nhiều dữ liệu hơn nữa về biến chủng mới xuất hiện này. Và các hãng cũng sẽ bắt đầu nghiên cứu, tiến hành đánh giá để đưa ra kết luận về hiệu quả của loại kháng thể đơn dòng và vắc xin Covid-19 đang sử dụng hiện nay với biến thể Omicron này.

Trẻ em tiêm mũi 2 muộn có bị giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19? Nu - Biến chủng B.1.1.529 mới phát hiện làm giảm hiệu quả của vaccine phòng Covid-19 lên tới 40% Cụ bà 103 tuổi bị Covid 2 tuần đã khỏi, sống sót qua đại dịch cúm 1918 và 2 lần chiến tranh thế giới
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp