Sau khi đề xuất xin được hoãn kế hoạch tăng học phí trong năm 2020 - 2021, Bô giáo dục và Đào tạo đã quyết định lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định mới. Nghị đinh mới sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021. Theo đó, Bộ đề xuất một số quy định về việc tăng học phí bậc đại học với mức học phí mới được chia theo nhiều cấp độ phụ thuộc vào trường tự chủ và trường chưa tự chủ.
Cụ thể, có 7 khối ngành học với mức dự kiến tăng như sau:
- Khối ngành I (Khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên): Năm học 2021 - 2022 có học phí 1,25 triệu đồng/tháng, từ năm học 2025 - 2026 là 2,45 triệu đồng/tháng.
- Khối ngành II (Nghệ thuật): Từ 1,2 triệu đồng/tháng năm học 2021 - 2022 lên 1,93 triệu đồng/tháng vào năm học 2025 - 2026.
- Khối ngành Sức khỏe được chia làm 2 nhóm: Nhóm Sức khỏe tăng từ 1,83 triệu đồng/tháng lên 3 triệu đồng/tháng; nhóm Y dược tăng từ 2,45 triệu đồng/tháng lên 3,94 triệu đồng/tháng.
Hiện nay, trên toàn quốc đã có 23 trường thí điểm tự chủ và phần lớn đều là trường tự chủ chi thường xuyên. Mức học phí ở các trường này sẽ tăng gấp đôi so với trước đây, ở mức thấp nhất là 40 triệu đồng/năm với các hệ đại trà. Đối với các cơ sở giáo dục đại học đạt kiểm định chất lượng về cơ sở giáo dục đại học trong nước, đồng thời tự đảm bảo chi đầu vào và đầu ra sẽ tăng 2,5 lần mức trần học phí.
Các cơ sở giáo dục tự chủ được và đạt kiểm định chất lượng đào tạo trong nước, mức cao nhất theo chất lượng hiện hành hoặc tiêu chuẩn quốc tế thì được tự xác định học phí. Việc tự xác định phải dựa trên định mức kinh tế - kĩ thuật và có thể thuyết minh được phương án tự chủ tài chính với cơ quan phê duyệt.
Trong những năm học tiếp theo, mức học phí của bậc đại học có thể sẽ tăng nhiều hơn. Riêng đối với năm học 2020 - 2021 thì Nghị định mới này sẽ chưa được áp dụng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Bình luận