Bún thang, nét ẩm thực thanh lịch của xứ Kinh kỳ

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ sáu, 25/12/2020 18:05 (GMT +7)
Nếu phở là món ăn đặc sắc của Hà thành thì bún thang là nét ẩm thực tinh tế, cầu kỳ, thể hiện nét thanh lịch của người dân xứ Kinh kỳ.

Mỗi vùng miền, mỗi thành phố đều có những nét ẩm thực đặc sắc. Hải Phòng nổi tiếng với bánh đa cua, Hải Dương có bánh đậu xanh hay đến Hà Tĩnh không nên bỏ lỡ bánh cu đơ thì nếu có dịp ghé thủ đô Hà Nội, bạn nhất định phải thử bún thang

Nguồn gốc của bún thang Hà Nội

Chẳng ai biết bún thang Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết rằng món ăn này là thành quả của các cô, các mẹ sau nhiều giờ đứng bếp. Người ta thường thấy bún thang xuất hiện nhiều nhất trong những ngày Tết. Bởi đây là thời điểm mà nhiều đồ ăn dư thừa còn sót lại sau các mâm cỗ ê hề. Vậy nên người đầu bếp đã kết hợp các nguyên liệu "cũ" lại với nhau để tạo nên một món ăn "mới". 

Có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc món bún thang. Ảnh: chouskitchenn
Có nhiều câu chuyện khác nhau về nguồn gốc món bún thang. Ảnh: chouskitchenn

Để lý giải tên gọi "bún thang" thì có nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, trong tiếng Hán, "thang" có nghĩa là canh. Bún thang chỉ đơn giản là bún chan canh. Tuy nhiên, cũng có ý kiến là do bún thang có đủ chất như một "thang" thuốc đổ dưỡng nên mới có tên gọi như vậy. Dù có nhiều cách lý giải khác nhau nhưng chỉ có một từ để nói về món ăn này là: "Ngon". 

Các nguyên liệu của bún thang được chế bế cầu kỳ và thường được thái chỉ trước khi bày vào bát bún. Ảnh: heidinguyen1710
Các nguyên liệu của bún thang được chế bế cầu kỳ và thường được thái chỉ trước khi bày vào bát bún. Ảnh: heidinguyen1710

Bún thang, nét ẩm thực thanh lịch của xứ kinh kỳ

Tính ra, để làm ra được một bát bún thang hoàn chỉnh phải cần đến 12 loại nguyên liệu. Nhưng chủ yếu bao gồm: thịt gà xé nhỏ, trứng tráng và giò lụa thái mỏng. Như vậy bát bún thang vừa bắt mắt, vừa tạo sự chuyển đổi vị giác giúp không bị ngán khi ăn. Ngoài ra, tùy theo sở thích, người ta còn có thể thêm: tôm khô, nấm hương, nấm kim châm, trứng cút bỏ vỏ, củ cải muối, rau răm và hành lá để mang đến hương vị đặc biệt.

Bát bún thang được bày trí tỉ mỉ và cẩn thận. - Ảnh: fallineating
Bát bún thang được bày trí tỉ mỉ và cẩn thận. - Ảnh: fallineating

Đối với các món nước như bún phở, nước dùng chính là linh hồn và quyết định 70% độ ngon của món ăn. Thông thường, người đầu bếp thường sử dụng nước hầm từ xương gà, xương heo và có thể bỏ thêm chút xả, chút gừng. Một nồi nước dùng ngon cần phải ninh nhỏ lửa trong thời gian dài, thậm chí có thể kéo dài cả ngày, để ra hết vị ngọt tự nhiên từ xương. 

Sau khi đã chuẩn bị xong, các nguyên liệu sẽ được xếp vào bát và chan thêm nước dùng nóng hổi. Đặc biệt là không thể thiếu một chút mắm tôm cay nồng giúp kích thích vị giác. Nhiều người cho rằng, nếu thiếu mắm tôm, thì sự tinh tế của món bún thang dường như đã giảm đi mất một nửa. 

Mắm tôm là nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc biệt cho bún thang. Ảnh: @_thewaytomyheart_.
Mắm tôm là nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên hương vị đặc biệt cho bún thang. Ảnh: @_thewaytomyheart_.

Chỉ bằng nhưng nguyên liệu đơn giản nhưng để tạo ra một bát bún thang đúng điệu cần phải trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ, cẩn thận. Vì thế, chẳng hề nói quá khi cho rằng, bún thang như một minh chứng cho nét ẩm thực thanh lịch của xứ kinh kỳ. 

Địa điểm bún thang ngon ở Hà Nội

Ngày nay, không quá khó để tìm một quán bún thang trên khắp phố phường Hà Nội. Nhưng bún thang ngon, đậm vị xưa cũ thì hề dễ kiếm. Dưới đây, 2 Đẹp đã tổng hợp một số địa điểm bún thang ngon ở Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Ảnh: @mokhoet_hanoi.
Ảnh: @mokhoet_hanoi.

Bún thang Giảng Võ

Địa chỉ: D2 Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Thời gian mở cửa: 8h00 - 22h00.

Mức giá trung bình: 30.000 đồng - 40.000 đồng/ bát.

Bún thang Hạ Hồi

Địa chỉ: 11 Hạ Hồi, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 

Thời gian mở cửa: 7h00 - 22h00. 

Mức giá trung bình: 30.000 đồng - 50.000 đồng/ bát.

Bún thang Hàng Hòm

Địa chỉ: 11 Hàng Hòm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Thời gian mở cửa: 6h30 - 21h30.

Mức giá trung bình: 25.000 đồng - 35.000 đồng/ bát. 

Bún thang Ngọc Tuyền

Địa chỉ: 56 Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội. 

Thời gian mở cửa: 8h00 - 22h00.

Mức giá trung bình: 35.000 đồng - 60.000 đồng/ bát.

Bún thang bà Đức

Địa chỉ: 32 Cầu Gỗ, Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. 

Thời gian mở cửa: 7h00 - 23h00.

Mức giá trung bình: 30.000 đồng - 50.000 đồng/ bát.

5 địa chỉ bún chả chuẩn vị Hà Nội tại Sài Gòn cho người mê ẩm thực Thủ đô 5 quán bún ngon nức tiếng, dằn túi 50 ngàn là có bữa ngon ở phố cổ Hà Nội Không biết 5 quán bún ốc truyền thống ở Hà Nội đừng nhận là người sành ăn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp