5+ cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu giúp bạn tiến đến thành công

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Thứ ba, 12/10/2021 16:32 (GMT +7)
Sợ hãi thuộc về bản năng, nhưng cách vượt qua nỗi sợ hãi lại phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý. Chỉ khi vượt qua nỗi sợ thì bạn mới có thể tiến đến thành công
Hashtag #Tản mạn hay #PODCAST #Interview

Đôi lúc, nỗi sợ hãi là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại. Người ta có thể sợ nhiều thứ, sợ mất danh dự, sợ đứng trước đám đông, sợ độ cao... Do đó, thay vì tránh né thì bạn nên đối diện với nỗi sợ của mình và học cách kiểm soát chúng. Sau đây là những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu.

1. Điều gì gây nên nỗi sợ hãi?

Nỗi sợ hãi là một trong những trạng thái cảm xúc của con người, có thể ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của bạn. Điều này bắt đầu từ sự lo lắng, lo âu và sau khi tình trạng này kéo dài vô tình sẽ trở thành nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, sợ hãi chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của con người khi đối mặt với một mối đe dọa có thật hoặc biết trước được. Vì vậy, bạn không nên xấu hổ khi sợ hãi một điều hoặc một vật nào đó. Quan trọng nhất là bạn cần đối diện, kiểm soát và biết cách vượt qua chúng một cách dễ dàng. 

5+ cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu giúp bạn tiến đến thành công - Ảnh 1

2. Cảm giác sợ hãi, lo âu như thế nào?

Khi cảm thấy lo lắng, sợ hãi thì tâm trí và cơ thể sẽ xảy ra một số triệu chứng như sau:

  • Tim đập nhanh, thở gấp
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Bụng cảm thấy rối loạn
  • Chóng mặt, khô miệng
  • Khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì
  • Chán ăn, không muốn ăn uống 
  • Khó ngủ, đau đầu
  • Cáu kỉnh với mọi người xung quanh
5+ cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu giúp bạn tiến đến thành công - Ảnh 2

3. Những cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu

Không nên chỉ trích bản thân

Ai cũng có điểm yếu của mình, cũng có những nỗi sợ riêng. Vì vậy, đừng chỉ trích bản thân nếu bạn luôn trong trạng thái sợ hãi. Hãy chấp nhận chúng như một phần tất yếu của cuộc sống. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại sự tự tin và thế chủ động trong việc kiểm soát chúng. Sau đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân của nỗi sợ hãi bắt nguồn từ đâu. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm thấy cách giải quyết nỗi sợ một cách triệt để và hiệu quả. 

Đối mặt với nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi được biết đến như một phản ứng bình thường của con người, là một cách suy nghĩ mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Việc "độc thoại nội tâm", suy nghĩ về những tình huống có thể xảy ra khi bạn đối mặt với nỗi sợ sẽ giúp bạn cảm thấy chúng chẳng hề đáng sợ như mình nghĩ.

5+ cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu giúp bạn tiến đến thành công - Ảnh 3

Loại bỏ những cảm xúc tiêu cực

Sợ hãi phần lớn thuộc về vấn đề tâm lý. Khi nỗi sợ hãi bao trùm, chúng thường hướng bạn đến những suy nghĩ tiêu cực. Do đó, bạn nên đặt ra những tình huống giả định như: "Tình huống xấu nhất xảy ra là gì?", "Nếu trường hợp đó không xấu như mình tưởng thì sao?"... Chỉ có như vậy mới khiến bạn không cuốn theo những chiều hướng tiêu cực và tiến lên phía trước.

Không trầm trọng hóa vấn đề

Tương tự như trên, khi trầm trọng hóa nỗi sợ hãi thì bạn sẽ luôn có suy nghĩ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Khi đó, nỗi sợ sẽ trở nên mất kiểm soát và biến chúng trở nên tiêu cực hơn. Lời khuyên dành cho lúc này là hãy nhắm mắt, hít thở sâu trong 5 phút và bình tĩnh lại. Mọi thứ đều có cách giải quyết và nỗi sợ hãi không hề nghiêm trọng như bạn tưởng. 

5+ cách vượt qua nỗi sợ hãi, lo âu giúp bạn tiến đến thành công - Ảnh 4

Kiểm soát nỗi sợ hãi

Lòng dũng cảm được định nghĩ là đối mặt và làm chủ nỗi sợ hãi chứ không phải tránh né chúng. Vì vậy, hãy chấp nhận nhiều thử thách, kiểm soát nỗi sợ và bạn sẽ nhận thấy rằng vượt qua chúng không hề khó khăn. 

Tóm lại, nỗi sợ hãi có những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như đời sống. Đôi khi, tình trạng này có thể tự khỏi nhưng cũng có lúc sẽ kéo dài và trở nên trầm trọng hơn. Hãy học cách đối mặt, kiểm soát và vượt qua chúng bởi suy cho cùng, nếu bạn không suy nghĩ đến nỗi sợ thì nó cũng chẳng hề tồn tại.

Nếu có thể đảo ngược thời gian, tôi ước mình chưa từng lấy chồng, sinh con Thương một người là như thế nào? Sự khác biệt giữa thích, thương và yêu Chị từ chối làm người khác ê chê, vì chị coi trọng phẩm giá của mình hơn
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp