Theo đó, tại hội thảo về tác hại của thuốc lá mới ngày 8/4, bác sĩ Vũ Văn Thành, Hội Phổi Việt Nam cho biết, theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế, cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử đang ngày một tăng.
Cụ thể năm 2020 có 8,35% học sinh lớp 8-12 hút thuốc lá điện tử, tăng 40 lần so 2005.
Nghiên cứu của Điều tra Quốc gia sức khỏe học đường cũng do Bộ Y tế thực hiện vào 2019 ghi nhận 2,6% học sinh trong lứa tuổi 13-17 đang sử dụng thuốc lá điện tử. Trong khi điều tra của năm 2005, tỷ lệ này là 0,2%.
Nói về vấn đề này, bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Y tế, cũng cho biết "Tỷ lệ người hút thuốc lá điện tử tăng lên, đặc biệt là phụ nữ". Nhưng bà Trang không cho biết rõ nghiên cứu năm 2020 của Viện Chiến lược và Chính sách y tế mà bác sĩ Thành viện dẫn tại cuộc hội thảo đã tiến hành khảo sát bao nhiêu học sinh và ở đâu.
Về thuốc lá điện tử, ông Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, cho biết mặt hàng này hiện đang nhắm đến giới trẻ bằng thiết kế bắt mắt, nhỏ gọn, giá rẻ và quảng cáo thu hút.
Thuốc lá điện tử gây hại với sức khỏe con người. Bởi thành phần của nó có chứa nicotine là chất gây nghiện mạnh, trong đó đặc biệt có hại cho sức khỏe đặc biệt là trẻ em, vị thành niên và phụ nữ có thai.
Các chất độc của thuốc lá điện tử được thấy trong dung dịch điện tử và trong khói. Đối với những người có tiếp xúc lâu/thường xuyên hít phải sẽ đối dễ đối mặt với các bệnh như ung thư, tim mạch, hô hấp và các bệnh nguy hiểm khác.
Cũng về loại thuốc lá điện tử này, tại Mỹ - Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết, tính tới giữa tháng 2, quốc gia này đã ghi nhận hơn 2.800 trường hợp bị hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử. Trong đó có 68 ca tử vong đã được xác nhận. Độ tuổi dưới 18 tuổi chiếm 15% số ca nhập viện, 37% từ 18-24 tuổi.
Bình luận