Theo báo cáo của iResearch Consulting Group, công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường Trung Quốc, sinh viên đại học ở đất nước này đã chi 452 tỷ nhân dân tệ (68 tỷ USD) vào thị trường tiêu dùng trong năm 2016, tăng khoảng 5% mỗi năm kể từ 2013.
Thế nhưng, gần 30% sinh viên nói rằng, mình không đủ tiền chi tiêu và không ít người tìm đến dịch vụ tín dụng.
Thống kê của Ngân hàng Phát triển Phố Đông Thượng Hải (SPDB), gần 60% sinh viên đại học đã sử dụng hoặc sẵn sàng trả góp và 10% sẽ chọn dịch vụ tín dụng khi cần tiền.
Đáng chú ý, các kênh tín dụng trực tuyến của Trung Quốc cũng thường săn đón người trẻ và sinh viên đại học để cho vay nợ. Nhiều sinh viên đã không ngần ngại để vay nợ nhiều, thậm chí họ còn thấy những nền tảng tín dụng là thứ gây nghiện để chi tiêu thoải mái.
Tại Hàn Quốc, người trẻ cũng thường "tiêu tiền nhưng không có ngày mai" dẫn đến việc tìm vay tín dụng. Họ tiêu xài hoang phí và không muốn tiết kiệm.
Tại Malaysia những năm gần đây, cũng có ngày càng nhiều người trẻ tuổi tuyên bố phá sản do nợ nần. Giai đoạn 2015-2019, có 85.000 người phá sản ở độ tuổi dưới 25.
Nhiều người cho rằng, tiêu dùng thoải mái nhờ thẻ tín dụng, nhiều người trẻ châu Á cuối cùng phải trả giá đắt. Món nợ tiêu dùng những thanh niên tiêu hoang phải trả ngày càng trở nên khổng lồ, không có khả năng chi trả.
Ở nhiều quốc gia, để hạn chế các dịch vụ tín dụng trực tuyến, chính phủ đã ban hành nhiều quy định chặt chẽ hơn để ngăn người dùng lao đầu vào các khoản vay không biết ngày trả.
Bình luận