Nhưng ngay trong tối đó lại đứng lên bảo vệ chồng và nhận phần lỗi về mình đã khiến cư dân mạng thắc mắc về tâm lý của cô ấy. Cùng 2Đẹp đào sâu câu chuyện này dưới góc độ tâm lý trong bài viết dưới đây.
Từ quá khứ thiếu thốn tình cảm, trở thành một Lâm Minh mong cầu hạnh phúc
Câu hỏi đặt ra từ hai câu chuyện của Châu Bùi và Lâm Minh xoay quanh Decao: Vì sao người thì rút ra kịp lúc, nhưng người lại mụ mị cố giữ?
"Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời
Đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ"
Có lẽ background của Châu Bùi và Lâm Minh khác nhau hoàn toàn. Châu Bùi sinh ra trong gia đình tràn ngập tình thương. Trong một lần chia sẻ, Châu Bùi đã nhắc đến việc “khởi nghiệp” dầu dừa từ thời còn bé thì được ba mẹ hỗ trợ rất nhiều. Dù tiền gas, tiền điện còn hao hơn tiền lời, những vẫn được mẹ nấu phụ, giới thiệu với bạn bè, được ba chở đi giao hàng. Hơn thế nữa là sự đùm bọc của chị em trong nhà và bạn bè xung quanh, giúp đỡ mở lớp dạy bổ túc cho các bạn học yếu trong lớp hay gần đây nhất là cử chỉ quan tâm và động viên của mọi người sau cú shock mất mát quá lớn của em Bí. Ở đây chúng ta sẽ không suy xét về độ may mắn của xuất phát điểm mỗi người mà từ xuất phát điểm để suy ra được những vấn đề tâm lý của Lâm Minh để hiểu rõ hơn những hành động của nạn nhân.
Lâm Minh thì ngược lại, thiếu thốn tình thương, bị cô lập bởi bạn bè trong lớp và bạo hành bằng lời nói bởi gia đình. Cô đã quá quen với việc mọi chuyện chịu đựng một mình mà vì thế ranh giới cá nhân cũng hao mòn, đến lúc không nhận thức rõ ràng được ai có đang hành hạ và lợi dụng mình không. “Dùng nghèo để dạy con trai, dùng giàu để nuôi con gái” - Giàu và nghèo ở đây không chỉ bao gồm về vật chất, mà là sự hiện diện, bảo vệ và cảm thông của cha mẹ dành cho một bé gái. Từ đó mà chúng sẽ phát triển lành lặn về cơ thể và tâm lý. Những bé gái sẽ hiểu rằng “chúng có giá trị” trên cuộc đời này để có khi làm những việc không đúng hay gặp những biến cố thì chúng cũng biết được luôn có nhà phía sau để về, ba mẹ và anh chị chờ bằng cả ý thức và trái tim. Khi chúng cảm thấy có những điểm không hợp ở nơi được gọi là “gia đình thứ 2”, chúng sẽ biết tự rút chân ra khỏi mối quan hệ chứ không phải cố gắng cam chịu và mong cầu hạnh phúc từ người đàn ông.
Hành trình 2 năm hình thành Lâm Minh như hiện tại
Đầu tiên ta nhìn thấy rõ nhất là hội chứng Stockholm, đó là một trạng thái tâm lý mà nạn nhân hình thành suy nghĩ tích cực, cảm thông, nảy sinh tình cảm và thậm chỉ bảo vệ người đã thực hiện bạo lực hay lạm dụng mình. Điều này có thể xảy ra khi nạn nhân cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác và tìm cách thích nghi để giảm thiểu đau khổ.
Thứ hai, Lâm Minh có thể đang chịu ảnh hưởng của hội chứng phụ thuộc cảm xúc. Đây là trạng thái khi một người cảm thấy mình không thể sống mà không có người kia, bất kể mối quan hệ đó có gây hại đến đâu. Sự phụ thuộc này khiến người bị hại biện minh và bảo vệ hành vi của kẻ lạm dụng để duy trì mối quan hệ. Lâm Minh đã bị các hành động, lời nói tiêu cực trong thời gian dài làm suy giảm lòng tự trọng và tin rằng mình không xứng đáng được đối xử tốt hơn, hoặc rằng không ai khác ngoài người gây tổn thương sẽ chấp nhận họ.
Trong những chia sẻ trước ngày diễn ra cao trào, Lâm Minh thường nhớ lại những khoảnh khắc tốt đẹp trong quá khứ và hy vọng rằng người gây tổn thương sẽ thay đổi, trở lại như trước, Lâm Minh nghĩ rằng bằng cách yêu thương, cố gắng làm tốt hơn mọi thứ thì sẽ khiến Decao nhận ra lỗi lầm và thay đổi. Ngoài ra còn là nỗi e sợ rằng nếu cả 2 chấm dứt mối quan hệ thì Decao sẽ sử dụng lực tài chính hoặc ảnh hưởng xã hội để giành quyền nuôi con.
Cuối cùng, yếu tố văn hóa và xã hội cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Trong xã hội, phụ nữ được giáo dục để chịu đựng và hy sinh vì gia đình, khiến họ cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ hôn nhân và gia đình, ngay cả khi phải chịu đựng bạo lực.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến một cô gái không thể phản kháng lại bạo hành gia đình. Có thể do tổn thương quá khứ, có thể bị kẻ bạo hành thao túng, có thể vì những khó khăn gặp phải khi muốn phản kháng, muốn chấm dứt. Trong mọi trường hợp, kẻ bạo hành luôn là kẻ cần bị lên án, nạn nhân là người cần được bảo vệ.
Hãy hiểu và thông cảm cho nạn nhân!
Bình luận