Nội dung chính
Rụng dâu (hay còn gọi bằng những cái tên khác như tới mùa, tới tháng, ngày đèn đỏ) là chu kì kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. Đây là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại trong cơ thể của người phụ nữ dưới sự điều khiển của hoocmon sinh dục. Chu kỳ kinh nguyệt được xem là hiện tượng sinh lí rất bình thường và cần thiết cho sự sinh sản của phái nữ.
>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt: Những dấu hiệu phản ánh sức khỏe phụ nữ
Ngày rụng dâu là ngày các chị em xảy ra kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể sẽ có những dấu hiệu như ra máu, ngoài ra sẽ có hiện tượng đau bụng, mệt mỏi khó chịu, mỏi nhức toàn thân tùy theo tình trạng của mỗi người. Gọi là rụng dâu vì chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra hàng tháng giữa thời kì dậy thì cho đến bắt đầu thời kì mãn kinh ở phụ nữ trưởng thành. Hiện tượng này thường xảy ra trong thời gian 2-7 ngày tùy vào cơ địa của từng người.
Vào ngày rụng dâu, sẽ có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào sinh lý và thể trạng cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, thông thường các chị em sẽ có những dấu hiệu phổ biến sau trong ngày đèn đỏ của mình:
Thói quen ghi chép chu kì rụng dâu vào sổ cá nhân hay điện thoại dường như không quá xa lạ với nhiều người. Việc ghi chép, lưu lại thông tin nhằm tính toán chu kỳ kinh nguyệt một cách khá chính xác. Biết công thức, cách tính thì khả năng có em bé theo ý muốn hoặc tránh thai không cần dùng biện pháp cũng vô cùng dễ dàng. Do đó đây được xem là biện pháp tránh thai tự nhiên an toàn và là phương pháp tính thời gian rụng trứng chuẩn xác để có tỷ lệ thụ thai thành công cao.
Việc tính được chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em lên kế hoạch chủ động chăm sóc bản thân cũng như dự đoán trước được những vấn đề có thể xảy ra trong ngày rụng dâu.
Đối với những chị em có vòng kinh nguyệt ổn định thì cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày rất dễ dàng. Nếu cặp đôi muốn có con thì nên canh ngày rụng trứng vì quan hệ trong thời gian này tỷ lệ có thai lên tới 95%, đây là thời điểm vàng để có em bé một cách dễ dàng. Và ngược lại, nếu không muốn có em bé thì tuyệt đối nên kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm nhạy cảm này.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt:
Cần theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, để có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình, từ đó bạn có thể tính được ngày đèn đỏ tiếp theo của bạn sẽ đến.
Ví dụ :
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai (hoặc tránh thai) dựa vào ngày rụng trứng:
14 + 5 = 19 và 14 - 5 = 9 (trong đó: 14 là ngày rụng trứng, 5 là số ngày trong khoảng thời gian rụng trứng, 9 và 19 là khoảng thời gian trứng có thể rụng và dễ thụ thai trong thời điểm này. Cách tính này áp dụng cho chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày.
Trong trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc dài hơn 28 ngày thì lấy số ngày rụng trứng cộng hoặc trừ đi theo số chu kỳ kinh nguyệt dài ngắn của bạn.
Ví dụ: Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 33 ngày: 19 + 5 = 24; 19 - 5 = 14. Như vậy thời điểm dễ thụ thai sẽ dao động từ 14 - 24.
Đây là thời điểm dễ có thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, do đó nếu muốn tránh thai, bạn nên tránh hoặc phải dùng biện pháp tránh thai an toàn.
Bình luận