Chuyên viên huấn luyện tài chính chỉ cách trả sạch gần 7 tỷ trong 3 năm mà không cần làm "bán mạng"

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 03/03/2022 15:49 (GMT +7)
Khi có nợ, đa phần mọi người đều lựa chọn phương pháp tiết kiệm tối đa, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc để trả nợ.

Bernadette Joy được biết đến là một chuyên viên huấn luyện tài chính và founder tổ chức "Crush Your Money Goals". Cô cùng chồng mình từng mang khoản nợ lên tới 300.000 đô (gần 7 tỷ đồng). Số tiền nợ này bao gồm tiền nợ sinh viên, tiền mua nhà và vay mượn ngân hàng. Thế nhưng chỉ trong 3 năm ngắn ngủi, cặp vợ chồng trẻ đã trả sạch số nợ trên nhờ bí quyết chi tiêu của mình. 

Chia sẻ về điều này Bernadette Joy cho hay: "3 năm qua vợ chồng tôi đã không chạy theo những thứ phù phiếm, bỏ qua việc mua sắm bốc đồng hay những món đồ không cần đến, chỉ sử dụng được thời gian ngắn".

Dưới đây là 3 quy tắc giúp Bernadette Joy chi tiêu một cách hợp lý và trả được khoản nợ lớn trong thời gian ngắn như vậy:

Chuyên viên huấn luyện tài chính chỉ cách trả sạch gần 7 tỷ trong 3 năm mà không cần làm 'bán mạng' - Ảnh 1

>>> Xem thêm: Đổ xăng đừng hô 'đầy bình', thay vào đó áp dụng mẹo này để không mất tiền oan

1. Cô và chồng chỉ mua những thứ "thực sự thích"

Bernadette Joy khuyên mọi người rằng, nếu muốn tiết kiệm hãy luôn nhớ, hạn chế chi tiêu một cách hợp lý, có nghĩa là bạn chỉ đầu tư những khoản mình thực sự thích và đó là niềm vui của bản thân: "Đừng tước đi những thứ thực sự mang lại hạnh phúc cho chính mình. Dù có đong đếm từng đồng hay tự phạt bản thân thì tôi cũng không muốn chi tiêu ít đi", cô chia sẻ.

Cụ thể, Bernadette Joy và chồng chọn cách chi tiền mua sắm những thứ khiến họ thật sự hài lòng và thật sự yêu thích nhờ đó họ tiết chế hơn việc mua sắm và biết đâu là những thứ mình yêu thích thật sự để chi tiền.

2. Quy tắc 1 đô ($1)

"Quy tắc $1 tương đương gần 23 ngàn đồng Việt Nam. Quy tắc này rất đơn giản. Theo đó, nếu muốn mua một món đồ, Joy khuyên mọi người cần cân nhắc xem bạn sẽ dùng nó được bao nhiêu lần. Nếu món đó chỉ tốn của bản khoảng $1 hoặc rẻ hơn cho mỗi lần sử dụng thì nên mua. Và ngược lại nếu nó tốn hơn 1 đô la và số lần sử dụng quá ít thì đừng lãng phí tiền.

Bernadette Joy giải thích, điều này sẽ hạn chế những lần bạn mua sắm theo sở thích và từ đó sẽ hạn chế mua những món đồ dễ hỏng chỉ sau vài lần sử dụng, thay vào đó bạn dành dụm và chọn mua những món đồ chất lượng, có giá trị sử dụng lâu hơn.

Chuyên viên huấn luyện tài chính chỉ cách trả sạch gần 7 tỷ trong 3 năm mà không cần làm 'bán mạng' - Ảnh 2

3. Quy tắc 80/20

Quy tắc 80/20 là một cách để bạn suy nghĩ xem có nên đầu tư để mua 1 món đồ nào đó hay không. Cụ thể Joy cho biết, nếu món đó được thường xuyên sử dụng, khoảng 80% thời gian cuộc sống hằng ngày thì nên mua. Còn nếu chỉ sử dụng món đồ đó khoảng 20% thời gian cuộc sống hằng ngày), thì bạn nên cân nhắc xem có đáng để đầu tư cho món đó không.

Bernadette Joy tâm sự rằng, cô với chồng luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua 1 món đồ nào đó, để tránh tối đa sự lãng phí. Thậm chí có lần mua điện thoại, laptop mới và cảm thấy tốn kém nên cô ân hận vô cùng. "Song, khi nghĩ lại tôi nhận ra ngày nào tôi cũng cần đến 2 món đồ này, đây là những thứ cần thiết cho công việc và cuộc sống hằng ngày. Điều đó khiến tôi đỡ hối hận hơn rất nhiều", Joy kể lại.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể học người Nhật cách tiết kiệm. Theo đó, thống kê cho thấy người Nhật có xu hướng gửi tiết kiệm ngân hàng lên đến… …17-20% thu nhập của mình, hiện đây là tỷ lệ cao nhất thế giới.

Cũng chính từ nguồn tiết kiệm này của người dân, chính phủ Nhật có thể dùng làm nguồn vốn quan trọng giúp cho nền kinh tế quốc gia được tái đầu tư và phát triển.

Chuyên viên huấn luyện tài chính chỉ cách trả sạch gần 7 tỷ trong 3 năm mà không cần làm 'bán mạng' - Ảnh 3

Trong tiết kiệm tiền, người Nhật luôn đặt ra những mục tiêu cụ thể để tiết kiệm theo đúng như kế hoạch. Đồng thời người dân nơi đây có thói quen dùng tiền mặt thay vì dùng thẻ mặc dù công nghệ của họ tiên tiến hơn nhiều so với các nước khác. Nhất là với những đồng tiền lẻ, họ sẽ bỏ chúng vào lợn và tiêu dần cho những khoản lặt vặt, hoặc dồn lại đến khi thành món to hơn để chi tiêu vào việc chính đáng.

6 thói quen tiết kiệm khó tin của người giàu mà người nghèo biết cũng không làm theo Bé gái 5 tuổi dùng hết tiền tiết kiệm trong 2 năm để ủng hộ quỹ phòng chống dịch Bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu tiền xăng khi sử dụng xe hybrid thay thế xe ô tô thông thường?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp