Có cần cách ly với những trường hợp F3, F4?

Hải Linh Đăng lúc: Thứ tư, 10/02/2021 07:53 (GMT +7)
Theo Bộ Y tế, việc truy vết, xử lý y tế chỉ dừng ở F1, F2. Những trường hợp còn lại nguy cơ lây nhiễm ra môi trường là rất thấp nếu không tiếp xúc gần
Hashtag #Covid-19 ở TP.HCM #NEWS #Nóng trên MXH

Theo quy định của Bộ Y tế, các trường hợp mắc Covid-19 được coi là F0, những người tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với người mắc được gọi là F1. Tiếp đến, những người có tiếp xúc gần với F1 gọi là F2, tiếp xúc gần với F2 là F3 và các trường hợp tiếp xúc gần khác là F4, F5...

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, theo quy định của Bộ Y tế, khi đã tiếp xúc gần (trò chuyện, ăn uống chung,...) với những trường hợp F0, F1, F2, người dân mới cần lo ngại và phải báo ngay với cơ sở y tế gần nhất. Đối với các trường hợp tiếp xúc gần, trực tiếp với các ca mắc Covid-19 cần cách ly tại cơ sở y tế.

Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên phun khử trùng bên trong và xung quanh khu vực cách ly.
Lực lượng chức năng vẫn thường xuyên phun khử trùng bên trong và xung quanh khu vực cách ly.

Với những trường hợp tiếp xúc khác, Bộ Y tế cũng nêu rõ hoàn cảnh và hướng dẫn về cách xử lý, qua đó, người dân có thể nắm chắc, tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.

Cụ thể:

Cụ thể, Quyết định số 3468/QĐ-BYT của Bộ Y tế Về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19" quy định:

Các ca bệnh xác định (F0): Là ca bệnh nghi ngờ hoặc người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- Cách ly nghiêm ngặt và điều trị tại cơ sở y tế, giảm tối đa biến chứng, tử vong.

- Hạn chế chuyển tuyến bệnh nhân nhằm tránh lây lan trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị.

- Điều trị và cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Người tiếp xúc vòng 1 với ca bệnh xác định (F1): Người tiếp xúc dưới 2 m với ca bệnh xác định hoặc ca nghi ngờ trong khoảng thời gian 3 ngày trước khi khởi phát.

- Tổ chức điều tra và truy vết nhanh các trường hợp này ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh.

- Cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung trong 14 ngày từ thời điểm tiếp xúc lần cuối với F0.

- Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR tối thiểu 2 lần trong quá trình cách ly.

- Lấy mẫu lần 1 ngay khi được cách ly. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, F1 được xử lý như F0. Nếu âm tính, F1 được tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe hàng ngày tại cơ sở cách ly tập trung. Trong quá trình theo dõi, nếu F1 xuất hiện triệu chứng nghi ngờ sẽ tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm.

- Lấy mẫu lần 2 ngày kết thúc cách ly. Nết kết quả dương tính, F1 được xử lý như F0. Nếu âm tính, F1 được kết thúc việc cách ly.

Cách ly tại nhà để phòng dịch Covid -19. Ảnh: TTXVN
Cách ly tại nhà để phòng dịch Covid -19. Ảnh: TTXVN

Người tiếp xúc vòng 2 (F2):

- Cách ly tại nhà

- Được hướng dẫn tự phòng bệnh và theo dõi sức khỏe trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm của F1.

+ Nếu kết quả xét nghiệm của F1 dương tính với SARS-CoV-2, F2 được nhanh chóng chuyển hình thức cách ly thành F1

+ Nếu âm tính, F2 có thể kết thúc việc cách ly tại nhà.

Ngoài các trường hợp trên, Bộ Y tế có quy định về phương pháp xử lý y tế với những người liên quan F0 trong những tình huống khác như cùng có mặt ở các sự kiện lớn tập trung đông người hay trên một phương tiện giao thông...

Lúc này, cơ quan y tế sẽ thông báo lại cho người dân bằng nhiều phương pháp như điện thoại, tin nhắn, mạng xã hội hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác. Những người có liên quan lúc này sẽ biết để chủ động liên hệ với cơ quan y tế địa phương, qua đó được hướng dẫn khai báo y tế, theo dõi sức khỏe, đồng thời thông báo với cơ quan y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Trung tâm Y tế quận 6 (TP.HCM) lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Pháp luật
Trung tâm Y tế quận 6 (TP.HCM) lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Pháp luật

Bộ Y tế cũng đã có hướng dẫn chi tiết cho việc cách ly tại nhà. Theo đó, người được cách ly tốt nhất ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng, giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 m.

Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc, vật dụng trong phòng. Người cách ly hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú. Tự đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, ghi vào phiếu theo dõi do nhân viên y tế phát. Nếu có một trong các dấu hiệu sốt, ho, khó thở cần báo ngay cho nhân viên y tế.

Các trường hợp F3, F4... do người dân tự xếp hạng nằm trong danh mục liên quan F0 của Bộ Y tế có thể liên hệ đội ngũ y tế tại địa phương để được hướng dẫn. Ảnh: Zing
Các trường hợp F3, F4... do người dân tự xếp hạng nằm trong danh mục liên quan F0 của Bộ Y tế có thể liên hệ đội ngũ y tế tại địa phương để được hướng dẫn. Ảnh: Zing

Người dân cần cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống, tránh tiếp cận quá nhiều thông tin không chính xác dễ làm chính chúng ta loạn thông tin gây hoang mang dư luận. Điều này không tốt cho hoạt động phòng chống dịch vốn dĩ được ví như cuộc chiến với Covid-19.

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, người chiến thắng là người bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Trong cuộc chiến với Covid-19, nếu rối loạn sẽ thất bại bởi chính mình chứ không phải vì dịch bệnh này.

Hàn Quốc xét nghiệm Covid-19 cho thú cưng Hưng Yên xuất hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên, là tỉnh thứ 13 có dịch TP.HCM: 1 trẻ dương tính với virus SARS-CoV-2, thêm 2 ca nghi nhiễm với Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp