Cụ thể, mới đây Trung tâm Mô hình hóa và Phân tích Dịch tễ Nam Phi (SACEMA), Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Nam Phi (NICD) đã cho biết, qua nghiên cứu những phát hiện mới nhất đã "cung cấp bằng chứng dịch tễ học về khả năng né tránh của Omicron đối với miễn dịch từ việc lây nhiễm trước đó".
NICD thông tin, kết quả phân tích dữ liệu giám sát định kỳ ở Nam Phi từ tháng 3/2020 đến ngày 27/11 đã cho thấy, so với các biến thể Beta và Delta trong đợt dịch thứ hai và thứ ba thì nguy cơ tái nhiễm của Omicron cao hơn đáng kể. Theo đó so với biến thể Delta và chủng Beta biến thể Omicron mới có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 3 lần.
Nghiên cứu này đã được nhóm nghiên cứu sử dụng các dữ liệu sơ bộ tuy nhiên hiện vẫn chưa được đánh giá đồng cấp.
>>> Xem thêm: Hà Nội bỏ quy định 14 ngày không có F0 mới được mở lại trường học
Trước đó, về biến chủng mới này, tại một cuộc họp báo trực tuyến do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tổ chức, nhà vi sinh học Anne von Gottberg của NICD đưa ra quan điểm tương tự. Cụ thể, nhà khoa học này nói rằng Nam Phi hiện đang phải chứng kiến sự gia tăng các ca tái nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron gây nên.
Hằng ngày, ở Nam Phi cũng có số ca COVID-19 tăng đột biến. Vào 2/12, nước này ghi nhận 11.535 ca nhiễm mới, như vậy so với mười ngày trước đã tăng so với 312 ca.
Trong diễn biến liên quan, vì Omicron hiện đã được báo cáo rằng xuất hiện ở gần hai chục quốc gia và nguồn gốc của nó vẫn chưa rõ ràng, do đó các chuyên gia của WHO nhắc lại lời kêu gọi các nước suy nghĩ lại về các lệnh cấm đi lại đối với miền Nam châu Phi.
Về biến thể này, chuyên gia Ambrose Talisuna giải thích rằng: "Nam Phi và Botswana cũng đã phát hiện ra biến thể này. Chúng ta không biết nguồn gốc của nó là ở đâu. Nếu trừng phạt những người phát hiện hoặc báo cáo thông tin... thì thật là không công bằng”.
Bình luận