Thực tế là không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng có "ngày đèn đỏ", nói đúng hơn là họ cũngtrải qua sự thay đổi về nội tiết tố. Thông thường, một người đàn ông có nồng độ testosterone tăng vào buổi sáng và giảm dần vào buổi chiều tối mỗi ngày, và mức testosterone cũng có thể thay đổi theo từng ngày. Sự thay đổi nội tiết tố này có thể gây ra các dấu hiệu giống như dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ở phái nữ bao gồm mệt mỏi, trầm cảm và thay đổi tâm trạng.
Với đàn ông, nhà tâm lý trị liệu Jed Diamond đã đặt ra thuật ngữ Hội chứng khó chịu ở nam giới (IMS) để ám chỉ những biến động nội tiết tố và các dấu hiệu trong nghiên cứu. Ông coi “ngày đèn đỏ” của nam giới là những ngày họ sẽ trải qua chu kỳ nội tiết tố giống như phụ nữ.
Ngày đèn đỏ của đàn ông thường bị ảnh hưởng bới các yếu tố sau:
Hội chứng IMS ở đàn ông mặc dù khá giống với dấu hiệu PMS ở phụ nữ song lại không theo bất kỳ mô hình sinh lý nào tương tự như chu kỳ sinh sản ở các chị em. Điều đó cũng có nghĩa là các dấu hiệu "đến tháng" của nam giới không diễn ra thường xuyên và theo chu kỳ.
Dấu hiệu khi đàn ông "đến tháng":
Những triệu chứng này thường xảy ra khi mức testosterone tự nhiên ở nam giới bắt đầu giảm xuống. Tình trạng này được gọi là andropological (mãn kinh nam). Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng xảy ra thường xuyên thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Để kiểm soát dấu hiệu ngày đèn đỏ ở đàn ông và duy trì hormone testosterone ở mức độ ổn định, bạn cần:
Thời điểm "đến tháng" của nam giới dù còn lạ lẫm đối với nhiều người nhưng đây thực chất là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của cơ thể. Do đó thay vì cáu gắt và xa lánh họ khi họ bất thình lình thay đổi tính khí, hãy thông cảm vì chính họ cũng không kiểm soát được những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên tâm sự, trò chuyện và cùng tham gia các hoạt động bổ ích ngoài trời để cải thiện tâm lý và giúp tâm trạng được phấn chấn hơn.
Bình luận