Giảm cân bằng Keto được nhiều người áp dụng với mong muốn cải thiện tình trạng mỡ thừa trên cơ thể. Phương pháp này có nhiều ưu điểm những cũng có những hạn chế nhất định mà bạn cần biết.
Giảm cân bằng Keto là một kế hoạch ăn uống cắt giảm tối đa carbohydrate, tăng chất béo đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh lý cụ thể. Trong thế kỷ 19, Keto được sử dụng phổ biến đến bệnh tiểu đường. Chế độ ăn Keto cũng đã được thử nghiệm và sử dụng ở những cơ sở được giám sát chặt chẽ đối với bệnh ung thư, hội chứng buồng trứng đa nang và bệnh Alzheimer.
Giảm cân bằng Keto đã được chứng minh là tạo ra những thay đổi chuyển hóa có lợi trong thời gian ngắn. Cùng với việc giảm cân, các thông số sức khỏe liên quan đến cân nặng vượt mức đã được cải thiện, chẳng hạn như kháng insulin, huyết áp cao, tăng cholesterol và triglyceride.
Ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng chế độ ăn ít carbohydrate, bao gồm cả chế độ ăn ketogenic đối với bệnh tiểu đường loại 2.
Một số lý do tại sao chế độ ăn ketogenic thúc đẩy giảm cân, mặc dù chúng không được chỉ ra một cách nhất quán trong nghiên cứu:
Một số tác dụng phụ tiêu cực của giảm cân bằng Keto lâu dài bao gồm tăng nguy cơ sỏi thận và loãng xương, tăng nồng độ axit uric trong máu (một yếu tố nguy cơ gây bệnh gút). Có thể phát sinh sự thiếu hụt chất dinh dưỡng nếu không có nhiều loại thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ ăn Keto.
Điều quan trọng, khi theo đuổi Keto, bạn không nên chỉ tập trung vào việc ăn thực phẩm giàu chất béo mà phải bao gồm nhiều loại thịt, cá, rau, trái cây, quả hạch và hạt hàng ngày để đảm bảo hấp thụ đủ chất xơ, vitamin B và khoáng chất (sắt, magiê, kẽm).
Sau cùng, bạn nên lắng nghe cơ thể mình. Thực tế, có những người không thực sự phù hợp với hình thức giảm cân keto, vì việc này khiến họ mệt mỏi, chán nán, gây tâm lý stress tiêu cực. Lúc này, bạn nên cân nhắc để lựa chọn một hình thức giảm cân khác phù hợp hơn với chính bản thân mình, vì giảm cân keto không phải hình thức giảm cân duy nhất mang lại hiệu quả.
Bình luận