Giết sư tử Nam Phi để lấy xương do nhu cầu từ Trung Quốc

BG Đăng lúc: Thứ ba, 08/09/2020 12:48 (GMT +7)
Mỗi năm có khoảng 600-1000 con sư tử Nam Phi bị giết và được các xe tải đưa đến lò mổ.

Các chuyên gia cảnh báo, việc buôn bán xương sư tử sử dụng làm thuốc, rượu và đồ trang sức của Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng về dịch bệnh trên toàn cầu.

Sự bùng nổ của nạn buôn bán động vật trái phép

Bởi nhu cầu sử dụng xương làm thuốc truyền thống của Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á, sư tử trở thành động vật đắt giá, được nuôi trong những trang trại nhằm nhân giống phục vụ cho các phi vụ làm ăn.

Những con sư tử bị nuôi nhốt trong điều kiện tệ hại và bị bắn chết không thương tiếc. Đây là một sự thật kinh hoàng đang diễn ra tại Nam Phi. Ngoài sư tử bị bắt nuôi trong trang trại, những con sư tử hoang dã cũng bị săn bắn và thành thứ hàng lậu hoặc bị nuôi nhốt để tăng nguồn gen. Những kẻ săn trộm lên kế hoạch giết sư tử hoang dã bằng các hạ độc vào bụng để đảm bảo xương không hư hại.

Hoạt động buôn bán trái phép này còn được công khai tại các chợ ở Nam Phi.

Theo điều tra của một nhóm bảo vệ động vật hoang dã đăng tải trên tờ Dailymail, mỗi năm có khoảng 600-1000 con sư tử bị giết như vậy ở Nam Phi và được các xe tải đưa đến lò mổ. Một bộ xương của sư tử có giá trị lên đến 3200 bảng Anh, xấp xỉ 97.596.030 VND.

Đồng thời, tổ chức Four Paws International ước tính có khoảng 10.000 đến 12.000 con sư tử đang "chờ chết" trong các trang trại ở Nam Phi. Do điều luật không chặt chẽ, ai cũng có thể săn sư tử ở Nam Phi và những con vật này thường phải chịu một cái chết từ từ và đau đớn.

Sư tử Nam Phi đối mặt với nạn săn bắn trái phép.
Sư tử Nam Phi đối mặt với nạn săn bắn trái phép.

Nguy cơ ngộ độc và dịch bệnh đến từ động vật hoang dã

Những con sư tử bị nhốt trong môi trường kém vệ sinh, bị giết bằng độc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như lây truyền bệnh tật. Tiến sĩ Peter Caldwell cảnh báo rằng ngộ độc thịt sư tử có thể gây tử vong. Vi khuẩn clostridium botulinum có thể sinh sôi trong phần thịt và xương chết của sư tử.

Đồng thời, các dịch bệnh tiềm ẩn khác có thể đến từ nạn buôn bán động vật hoang dã mà chính chúng ta không thể nào biết trước được.

Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc dùng xương động vật có lợi cho sức khỏe. Song song đó, tiêu thụ thịt động vật hoang dã gây ra nhiều nguy cơ về dịch bệnh tiềm tàng. Tuy nhiên, ngành kinh doanh này vẫn tồn tại nhờ lợi nhuận khổng lồ.

Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp