Gừng là một trong những loại gia vị vô cùng quen thuộc trong căn bếp và trong quá trình nấu nướng của bất kì người làm nội trợ làm. Trong gừng có chứa axit amin, gingerol, axit xitric, protein, thiamine, chất béo, caroten,... và các nguyên tố vi lượng khác như sắt, canxi, photpho. Gừng có mùi hương và vị cay cay vô cùng đặc biệt, giúp cải thiện được mùi vị cũng như vị tanh trong các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt gà, thịt bò, cá,...
Có rất nhiều cách để có thể sử dụng và thưởng thức gừng. Có nhiều người chọn cách ăn sống, nhưng có nhiều người lại chọn cách nấu chín, muối, ngâm chua,... Ngoài ra, gừng còn có thể xay nhuyễn ra thành những loại bột để nêm nếm vào trong món ăn, hay cũng có thể dùng để ngâm rượu. Mặc dù với bất kì cách làm nào thì gừng cũng đều rất tốt và bổ dưỡng cho sức khỏe của người thưởng thức.
Cũng vì gừng có rất nhiều công dụng và đặc biệt là được sử dụng thường xuyên, nên có nhiều người nội trợ đã mua một lúc rất nhiều gừng về để dự trữ. Tuy nhiên, nếu như không được bảo quản một cách đúng đắn, gừng sẽ rất dễ héo, dễ mọc mầm. Do đó, bạn hãy bỏ túi ngay một vài mẹo bảo quản gừng tại nhà, giúp gừng được tươi lâu, không sợ hỏng hay mọc mầm nhé.
1. Bảo quản gừng bằng muối
Việc dùng muối để bảo quản sẽ giúp cho gừng được khử trùng và cách ly được với không khí. Cách làm này sẽ giúp bạn bảo quản được gừng trong khoảng ít nhất là nửa năm đấy nhé.
Cụ thể cách làm, bạn hãy cho muối vào trong một tờ khăn giấy rồi bọc gừng lại ở phía trong. Bạn cũng có thể dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín lại, khiến gừng được cách ly hoàn toàn với không khí. Sau đó, bạn hãy cho chúng vào trong tủ lạnh, sẽ giúp gừng được tươi lâu trong khoảng 1 năm mà không sợ bị hỏng đấy.
2. Bảo quản gừng với màng bọc thực phẩm
Nguyên tắc cũng tương tự với phương pháp trên. Cụ thể cách làm như sau, bạn hãy chuẩn bị sẵn một chậu nước lạnh, sau đó đổ ít muối vào rồi hòa tan, ngâm gừng trong nước chừng 15 phút rồi vớt ra và để ráo.
Lưu ý rằng, bạn không được phơi nắng gừng đâu nhé. Đợi tới khi gừng khô, bạn hãy bọc chúng lại bằng màng bọc thực phẩm rồi đặt vào trong tủ lạnh. Đảm bảo rằng gừng không bị tiếp xúc với không khí thì chúng có thể để lâu chừng 1 năm mà cũng chẳng sợ bị hỏng.
3. Bảo quản gừng bằng rượu
Bạn hãy rửa thật sạch gừng với nước rồi lau thật khô. Tiếp đó, bạn hãy thả gừng vào trong một tô rượu trắng sao cho gừng được ngập kín. Cách làm này sẽ giúp cho gừng được cách ly với không khí, không sợ bị hỏng. Thế nhưng, bạn không nên ngâm gừng quá lâu vì sẽ khiến cho gừng bị mất đi mùi vị đặc trưng đấy.
4. Bảo quản gừng bằng việc vùi vào trong cát
Bạn hãy chuẩn bị sẵn một chiếc thùng, sau đó rải một lớp cát xuống phía dưới rồi đặt gừng vào. Tiếp đó, bạn hãy đổ thêm một lượng cát nữa vào sao cho ngập kín được mặt gừng là được. Cuối cùng, bạn chỉ cần vẩy một chút nước vào để gừng không bị khô là được. Với cách làm này, bạn có thể bảo quản được gừng trong vòng gần 1 năm luôn đây nhé. Tuy nhiên, bạn cần phải tưới nước vào cát thật thường xuyên để gừng không bị khô héo trong cát nhé!
5. Bảo quản gừng bằng túi zip
Trước hết, bạn hãy bỏ 2 thìa muối vào trong túi zip. Sau đó, bạn hãy cho toàn bộ gừng (trong tình trạng gừng phải thật sự khô) vào trong túi, đẩy hết không khí ra ngoài rồi buộc chặt lại. Việc này có thể giúp gừng được tươi lâu trong khoảng vài tháng nhé.
Với 5 cách làm này, đảm bảo rằng gừng dù có để chừng nửa năm đến một năm cũng không sợ bị hỏng, héo hay mọc mầm đâu nhé. Gừng có rất nhiều tác dụng khác nhau, nên bạn có thể mua một lần nhiều gừng để dự trữ và bảo quản chúng bằng một trong những cách trên nhé. Chúc các bạn thành công!
Bình luận