Hà Nội: Bệnh nhân mọc sỏi trong miệng

Thu Trần Đăng lúc: Thứ năm, 17/12/2020 10:01 (GMT +7)
Bệnh nhân đến viện khám vì sưng đau hàm họng, khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có viên sỏi trong miệng.

Đó là trường hợp của cụ bà Lê Thị Minh, 84 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội. Bà cảm thấy vùng miệng sưng đau nhiều tháng nay nhưng đi khám nhiều lần vẫn không ra bệnh. Khi đến Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba, Hà Nội thăm khám, bác sĩ mới phát hiện bên trong miệng cụ Minh có viên sỏi tuyến nước bọt kích thước 1,3x0,4 cm, tương tự hình chiếc răng.

Bệnh nhân 84 tuổi hồi phục tốt sau khi gắp sỏi trong miệng ra
Bệnh nhân 84 tuổi hồi phục tốt sau khi gắp sỏi trong miệng ra

Thêm một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 32 tuổi ở Hà Nội, chị cũng thường xuyên thấy đau sưng một bên má, nhưng chỉ nghĩ là viêm lợi nên tự uống kháng sinh. Bệnh tình chỉ thuyên giảm được 2 tuần, sau đó tình trạng viêm lại tái phát. Tại bệnh viện, bác sĩ kết luận có sỏi tuyến nước bọt, phải phẫu thuật để gắp bỏ.

BS Hoàng Phong Mỹ, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt, Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba cho biết, chỉ trong vòng 1 tháng qua, khoa tiếp nhận 4 ca bị sỏi tuyến nước bọt. Hầu hết các bệnh nhân đến viện đều có chung triệu chứng sưng đau vùng tuyến dưới hàm, nuốt đau, một số bị áp xe tuyến mang tai.

Khi vào viện, một số trường hợp bác sĩ có thể sờ thấy viên sỏi nằm ngay dưới sàn miệng, một số khác phải siêu âm, kiểm tra hình ảnh để đánh giá.

Hình ảnh viên sỏi trên phim chụp
Hình ảnh viên sỏi trên phim chụp

Được biết, nguyên nhân hình thành sỏi tuyến nước bọt là do lắng đọng thành phần muối canxi carbonat hoặc canxi photphat trong ống tuyến nước bọt. Ban đầu, muối bám vào thành ống tuyến, sau đó lắng đọng dần thành cục muối, tạo ra sỏi. 90% bệnh nhân sỏi tuyến nước bọt ở vị trí trí dưới hàm, sỏi tuyến mang tai ít gặp,

Mỗi năm bệnh viện chỉ tiếp nhận 10-15 trường hợp. Độ lớn của viên sỏi có thể nhỏ như đầu tăm đến to vài cm. Sỏi có thể nằm trong ống tuyến nước bọt (kích cỡ khoảng 2 mm) hoặc nằm trong tuyến nước bọt.

Trường hợp sỏi trong ống tuyến có kích cỡ dưới 4 mm, bác sĩ có thể phẫu thuật nội soi để nong và gắp sỏi hoặc rạch lấy sỏi. Kích thước lớn hơn, bác sĩ sẽ phải dùng sóng siêu âm, tán nhỏ sỏi trước khi lấy ra ngoài.

Hình ảnh viên sỏi được gắp ra
Hình ảnh viên sỏi được gắp ra

Với trường hợp sỏi trong tuyến kích cỡ lớn gây sưng đau nhiều, viêm nhiễm, 100% đều có chỉ định cắt bỏ toàn tuyến nước bọt. Trong vùng khoang miệng có nhiều tuyến nước bọt, việc cắt một tuyến không ảnh hưởng đến khả năng tiết nước bọt của bệnh nhân.

Do tỉ lệ tái hình thành sỏi lớn nên sau khi phẫu thuật, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân cần duy trì thói quen uống nước nhiều, ăn nhiều đồ chua để khoang miệng tăng tiết nước bọt, tránh ứ trệ.

Để phòng ngừa, BS Mỹ khuyên người dân cần uống nhiều nước, khi có triệu chứng sau đau vùng tuyến, đau tức khi ăn cần đi khám để kiểm tra.

Hoa hậu Lê Âu Ngân Anh nhận chứng chỉ giảng dạy quốc tế tiếng Anh Khách nữ dọa đánh tài xế công nghệ khi bị thắc mắc để chờ quá lâu Lần đầu tiên ghép nối ruột tái tạo đường ăn cho bệnh nhân ung thư họng Giám đốc bệnh viện ký giấy bảo lãnh kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ Thông tin mới nhất vụ cô gái bùng 150 mâm cỗ Indonesia cung cấp vaccine Covid-19 miễn phí cho công dân
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp