Giám đốc bệnh viện ký giấy bảo lãnh kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 16/12/2020 23:07 (GMT +7)
Trong khoảng 30 phút, kể từ lúc nhập viện, bệnh nhân được tiêm thuốc tiêu huyết khối, thoát chết ngoạn mục. Sau đó, người nhà bệnh nhân mới có mặt ở bệnh viện.
Hashtag #Tẩy da chết #NEWS #Nóng trên MXH

Bệnh viện quận 2 cho biết, vào ngày 11/12, đơn vị đã tiếp nhận bệnh nhân là phụ nữ 52 tuổi, quê ở Sóc Trăng, có tiền sử rung nhĩ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đột quỵ não cấp do thiếu máu não. Được biết bệnh nhân này từ Sóc Trăng lên TP.HCM làm phụ việc cho 1 quán cơm. Hôm 11/12, bệnh nhân đang làm việc thì đột ngột mất ý thức rồi hôn mê.

Khi nhập viện, bệnh nhân không có người nhà đi theo, không có bảo hiểm, chỉ có người làm cùng đưa vào viện.

Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện có 1 cục huyết khối lớn di chuyển từ tim lên não bệnh nhân, làm tắc mạch máu não một nửa bán cầu. Các bác sĩ cho biết, rất may là bệnh nhân nhập viện ở giờ thứ hai sau khởi phát, trong khung giờ "vàng", do đó có thể điều trị tái thông bằng thuốc tiêu huyết khối - phương án điều trị nội mạch hiệu quả nhất đối với bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não.

Bác sĩ Đinh Hoàng Phát, Đơn vị đột quỵ, khoa Nội Tim mạch - Bệnh viện quận 2 cho biết: "Nếu không can thiệp ngay, hoặc muộn hơn vài tiếng, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong vì phù não, não thiếu máu nặng".

Kỹ thuật viên phục hồi chức năng đang tập vận động cho bệnh nhân. Ảnh: VnExpress
Kỹ thuật viên phục hồi chức năng đang tập vận động cho bệnh nhân. Ảnh: VnExpress

Trong tình huống này chỉ cần sử dụng thuốc tiêu huyết khối sẽ cứu mạng bệnh nhân nhưng muốn dùng lại cần sự đồng thuận của thân nhân. Nguyên nhân đầu tiên là thuốc rất đắt, khoảng 20 triệu đồng 1 liều, nguyên nhân thứ 2 đó là dùng thuốc này sẽ làm tan cục máu đông, nghĩa là nó tiềm ẩn nguy cơ tử vong vì có 5-6% nguy cơ xuất huyết não, chảy máu nội tạng.

Nhưng lúc đó bệnh nhân hiện không thân nhân, tình huống này lại quá cấp thiết, nếu bệnh viện tự ý quyết định mà không có sự đồng ý của người thân, có thể sẽ chịu nhiều hậu quả.

Do đó các bác sĩ đã quyết định xin ý kiến giám đốc bệnh viện và bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc bệnh viện, đã đồng thuận ngay.

Ông đã ngay lập tức ký giấy bảo lãnh chuyên môn cho đồng nghiệp thực hiện thủ thuật, vừa ký thủ tục để phòng Công tác xã hội tìm nguồn tiền hỗ trợ chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Chỉ 30 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân này đã được các bác sĩ tiêm thuốc tiêu huyết khối, thoát chết ngoạn mục, sau đó người nhà bệnh nhân mới có mặt ở bệnh viện.

Đến ngày 16/12, bệnh nhân đã nhận biết được người nhà, hiểu và trả lời các câu hỏi, tự nuốt được thức ăn.

Được biết chi phí điều trị của bà khoảng 50 triệu đồng, do hoàn cảnh gia đình bệnh nhân khó khăn nên đã được bệnh viện hỗ trợ gần như toàn bộ.

Bệnh viện Bạch Mai 1 tháng tiếp nhận 1000 ca đột quỵ Làm sao để dự đoán sớm cơn đột quỵ? Trời trở lạnh, người già rất dễ đột quỵ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp