Khi nào cần đưa trẻ đi khám hậu Covid-19?

Alice Pham Đăng lúc: Thứ hai, 14/03/2022 19:52 (GMT +7)
Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì phụ huynh cần cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm nếu có di chứng sau hồi phục Covid-19.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Giữa tình hình số trẻ em nhiễm Covid-19 ngày đang tăng, cộng với loạt hội chứng hậu Covid-19 khiến không ít phụ huynh hoang mang lo lắng. Thậm chí nhiều người vội đưa trẻ đi khám dù trẻ không có triệu chứng gì. 

Khi nào mới đưa trẻ đi khám hậu Covid-19?

Theo Phạm Lâm Lạc Thư - Phó phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM, trẻ mắc Covid-19 sau khi âm tính khoảng 2-6 tuần, nếu có những triệu chứng đáng ngờ như sốt cao trở lại trên 38 độ C kéo dài trên 24 giờ, phát ban, phù nề, rối loạn tiêu hóa, mệt, da tái, nhịp tim nhanh, đỏ mắt, môi đỏ khô nứt, họng đỏ... Hay một số biểu hiện nặng hơn như thay đổi ý thức (kích thích, vật vã, ngủ gà hoặc li bì), mạch đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, tay chân lạnh. Lúc này, bố mẹ cần cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán, đưa ra lời khuyên hoặc điều trị sớm nếu có di chứng sau hồi phục Covid-19.

Sau hồi phục Covid-19, nếu trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng đáng nghi hoặc triệu chứng cũ của Covid-19 thì cần đưa trẻ đi khám.
Sau hồi phục Covid-19, nếu trẻ vẫn xuất hiện các triệu chứng đáng nghi hoặc triệu chứng cũ của Covid-19 thì cần đưa trẻ đi khám.

Trong trường hợp trẻ không nhiễm bệnh nhưng xung quanh khu vực sống có nhiều người mắc Covid-19 hoặc gia đình có người là F0, phụ huynh cũng cần chú ý quan sát, nếu thấy có các biểu hiện trên cần đưa trẻ ngay đến bệnh viện chuyên khoa nhi hoặc các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm để xác định chẩn đoán và so sánh với các bệnh khác (ví dụ như bệnh Kawasaki) hoặc các bệnh nhiễm trùng khác (ví dụ: sốt xuất huyết, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm độc ...) hoặc các xét nghiệm khác (tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh bệnh của trẻ). 

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ - biến chứng hậu Covid nghiêm trọng

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) là di chứng hậu Covid-19 đáng lưu tâm nhất ở trẻ em. Đây là tình trạng các bộ phận cơ thể khác nhau có thể bị viêm, bao gồm tim, phổi, thận, não, da, mắt hoặc các cơ quan tiêu hóa. Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của MIS-C, song được cho là hậu quả của tình trạng đáp ứng miễn dịch quá mức của cơ thể khi nhiễm Covid-19.

Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C)
Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C)

Tuổi trung bình của bệnh nhân MIS-C dao động từ 5-13 tuổi, trung bình là 9. Tỷ lệ mắc MIS-C khoảng 2/100.000 trẻ, trong đó có 60% bệnh nhân là nam giới. Trẻ em mắc hội chứng MIS-C cần được điều trị tại bệnh viện và một số sẽ cần được điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt, theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).  

Hội chứng viêm đa hệ thống có biểu hiện điển hình, có phác đồ điều trị. Vì thế, phụ huynh cần phát hiện sớm và đưa đến cơ sở y tế, để trẻ có thể được điều trị khỏi. Nếu trẻ không được chẩn đoán chính xác và không kịp thời điều trị đúng hướng, sẽ dẫn đến rủi ro cao và chi phí lớn.

Trẻ nên ăn gì, uống gì để phòng ngừa hậu Covid?

Phụ huynh cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để vừa đảm bảo sự phát triển thể chất, vừa thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid của trẻ.

1. Đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất trong bữa ăn của trẻ 

Bao gồm:

  • Tinh bột (chủ yếu từ các loại ngũ cốc)
  • Chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật)
  • Chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đỗ...)
  • Vitamin A,B,C,D,E,K và khoáng chất (các loại rau, củ, quả tươi...)
Phụ huynh cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để vừa đảm bảo sự phát triển thể chất, vừa thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid của trẻ.
Phụ huynh cần lưu ý chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thật tốt để vừa đảm bảo sự phát triển thể chất, vừa thúc đẩy quá trình phục hồi sức khỏe hậu Covid của trẻ.

2. Cân đối chất béo động vật và thực vật

Cần phối hợp cân đối giữa chất béo động vật và chất béo thực vật trong bữa ăn hằng ngày từ 2 nguồn: mỡ các loại gia súc và gia cầm như heo, bò, cá, dê, cừu, gà, vịt, ngan, ngỗng... và các loại dầu dừa, dầu ô liu, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu lạc, dầu cải,  dầu vừng.

3. Kết hợp giữa đạm động vật và đạm thực vật

Chế độ ăn cân đối giữa đạm động vật (thịt, cá, trứng, hải sản...) và đạm thực vật (đậu đỗ, ngũ cốc, khoai củ,...) sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và hạn chế việc sinh ra các yếu tố không có lợi cho sức khỏe.  

4. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi

Nên cho trẻ ăn đa dạng rau xanh và trái cây tươi để cung cấp đa dạng các vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp trẻ nhanh hồi phục sức khỏe. 

5. Tăng cường protein

Bổ sung Protein là cách giúp cơ thể sản sinh các kháng thể mà nó cần để chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Cần tăng cường thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của trẻ để bổ sung các chất dinh dưỡng đã bị mất đi, điển hình như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành...

 

BS sản khoa nổi tiếng Trần Danh Cường chỉ rõ những dấu hiệu nguy hiểm ở phụ nữ mang thai mắc Covid Cách điều trị hội chứng sương mù não, chữa rụng tóc, mất ngủ hậu Covid Tin Covid-19 hôm nay 22/3: Hà Nội số ca F0 giảm liên tiếp, còn 16.014 ca mới; cả nước có 130.735 ca PGS.TS Phạm Thị Bích Đào lý giải việc uống rượu giúp sát khuẩn họng, phòng tránh Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp