PGS.TS Phạm Thị Bích Đào lý giải việc uống rượu giúp sát khuẩn họng, phòng tránh Covid-19

Alice Pham Đăng lúc: Chủ nhật, 13/03/2022 19:36 (GMT +7)
Một số người cho rằng rượu chứa cồn nên có khả năng sát khuẩn họng, phòng tránh Covid-19, thông tin này liệu có chính xác?
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Thời gian gần đây, mạng xã hội râm ran loạt tin đồn cho rằng "uống rượu cũng như một cách sát khuẩn họng, khiến virus không xâm nhập vào cơ thể", thậm chí nhiều người, đặc biệt một bộ phận nam giới cho rằng việc uống rượu là cách tốt nhất để phòng tránh Covid-19. Giải đáp về vấn đề này, PGS.TS Phạm Thị Bích Đào, Giảng viên cao cấp của Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại Học Y Hà Nội, khẳng định cách lý giải này hoàn toàn không chính xác và gây ra nhiều hệ lụy.

Uống rượu không hề sát khuẩn họng và phòng tránh Covid-19
Uống rượu không hề sát khuẩn họng và phòng tránh Covid-19

Uống rượu không phòng tránh được Covid-19

Thực tế, trong thành phần của rượu có cồn. Tuy nhiên, PGS Đào cho biết, nồng độ cồn để sát khuẩn phải từ 70 độ trở lên. Ngoài ra, cồn ở nồng độ này cũng chỉ dùng để sát khuẩn bề mặt, đồ dùng, trên da. Phó giáo sư này cũng nhấn mạnh người dân không thể ngậm rượu ở nồng độ cồn cao trong miệng để diệt virus. Ngoài việc virus đã ngấm vào tế bào, nồng độ cồn trong rượu quá cao còn gây tổn thương niêm mạc, từ đó gây tác dụng ngược là tạo đường vào tế bào dễ dàng hơn cho các loại vi khuẩn, virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2.  

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rượu có thể ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, thậm chí rượu còn làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm do sử dụng chung cốc, tăng tỷ lệ bạo lực gia đình khi cách ly y tế, hay mức độ nặng của các bệnh lý nền như gan, thận,...

Nồng độ cồn trong rượu quá cao còn gây tổn thương niêm mạc, từ đó gây tác dụng ngược
Nồng độ cồn trong rượu quá cao còn gây tổn thương niêm mạc, từ đó gây tác dụng ngược

Cách đây không lâu, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đã ghi nhận một ca nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do uống nhầm 100 ml cồn công nghiệp methanol 56% được mua tại hiệu thuốc.

PGS Đào cho biết thêm, không những không sát khuẩn và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm  SARS-CoV-2, việc uống rượu còn gây ra một số phản ứng tiêu cực song song với triệu chứng của Covid-19. Cụ thể, rượu có thể làm tăng cảm giác rát họng do kích thích niêm mạc, trào ngược dạ dày, viêm họng do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ bia, rượu lạnh.

Người say rượu, bia nôn nhiều có thể làm tăng tiết dịch đường hô hấp trên, xung huyết khiến không khí không đi qua được mũi, phải thở bằng miệng. Lúc này, không khí không được làm ấm, ẩm hay lọc gây nguy cơ ho và viêm họng.

Ngoài ra, rượu vang, rượu rum hay bia đều làm giảm phản ứng của kháng thể, góp phần tăng nặng các chứng bệnh béo phì, đái tháo đường. "Rượu còn làm tăng số lượng thụ thể ACE2 - mục tiêu được SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào", PGS Đào cho biết.

Một ca nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do uống nhầm 100 ml cồn công nghiệp methanol 56% được mua tại hiệu thuốc.
Một ca nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt do uống nhầm 100 ml cồn công nghiệp methanol 56% được mua tại hiệu thuốc.

Nên súc miệng bằng nước muối để bảo vệ họng

PGS Phạm Thị Bích Đào đưa ra lời khuyên, người dân nên súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng chuyên dụng mỗi ngày. Phương pháp này hoàn toàn có thể phòng chống lây nhiễm Covid-19 hiệu quả hơn.

Cụ thể:

  • Dùng 1 lít nước sôi để nguội pha với 9 g muối để có được dung dịch có nồng độ 0,9% muối hoặc nhanh hơn là có thể mua nước muối sinh lý 0,9% tại các hiệu thuốc.
  • Với nhóm kháng sinh súc họng, loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tyrothricine như veybirol-tyrothricine.
Nên súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng chuyên dụng mỗi ngày
Nên súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng chuyên dụng mỗi ngày
  • Nhóm sát khuẩn sẽ gồm betadine gargle, givalex, Chlorhexidine, BBM - muối borat, muối bicarbonat và methol,...
  • Một số loại thuốc súc họng cũng được thêm chất làm dịu nhẹ, mềm niêm mạc, giảm đau, giảm viêm, chống dị ứng bạn có thể cân nhắc sử dụng là benzocaine, muối salicylate,  menthol, hexetidine,...

Với các sản phẩm trên, PGS Đào khuyên người dân nên súc trong ít nhất 30 giây, tối đa 4 lần/ngày, đối với dùng để dự phòng. Riêng trường hợp để điều trị khi đã mắc Covid-19, bệnh nhân nên súc trong 2 phút và dùng 4 lần/ngày, sau khi ăn.

Lưu ý nhỏ: Cần đưa một ngụm dung dịch vừa đủ trong miệng và giữ trong khoang miệng khoảng một phút trong tư thế ngửa cổ, khò để dung dịch tráng hết vùng hầu họng, nên dùng nước ấm để súc họng. Thời điểm súc họng phù hợp là khi cảm thấy đau, rát, cộm, vướng, khó chịu ở vùng họng. Lúc này, PGS Đào khuyên người dân nên súc miệng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn nhiều lần trong ngày với tần suất cách mỗi giờ.

Ngoài ra, việc súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch sát khuẩn cũng nên thực hiện sau khi chúng ta đi ngoài đường về hoặc vừa tiếp xúc với nguồn nguy cơ lây nhiễm cao.

Tin Covid-19 hôm nay 22/3: Hà Nội số ca F0 giảm liên tiếp, còn 16.014 ca mới; cả nước có 130.735 ca Sau khi khỏi bệnh bao lâu, trẻ sẽ được tiêm vaccine COVID-19? Nguyên nhân dù đã bị Covid-19, bạn vẫn có thể tái nhiễm nhiều lần Á hậu Phương Nga nhiễm Covid-19 khi đang chuẩn bị trở thành cô dâu Danh sách các quốc gia xem Covid-19 là bệnh đặc hữu: 2 nước Đông Nam Á dẫn đầu
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp