Hơn một nửa cửa hàng bán lẻ sụt giảm doanh thu dịp cuối năm vì Covid-19

ThanhPham Đăng lúc: Thứ ba, 29/12/2020 17:51 (GMT +7)
Theo kết quả từ 10.000 cửa hàng tham gia khảo sát thường niên của Sapo cho thấy, năm 2020 thực sự là một năm hết sức khó khăn đối với ngành hàng bán lẻ.

Có 51% cửa hàng được khảo sát ghi nhận doanh thu sụt giảm so so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính của điều này đến từ tác động tiêu cực của dại dịch Covid-19. Thiên tai và lũ lụt cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của các cửa hàng.

Trong khi đó, có 18,6% doanh nghiệp ghi nhận doanh thu tương đương và 30,7% doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh tốt, thu được lợi nhuận cao hơn năm ngoái.

Năm 2020 là một năm khó khăn với ngành hàng bán lẻ.
Năm 2020 là một năm khó khăn với ngành hàng bán lẻ.

Trong các nhóm chịu ảnh hưởng tiêu cực và có kết quả sụt giảm thì ngành dịch vụ ăn uống chịu ảnh hưởng lớn nhất, khảo sát ghi nhận mức 95% các nhà bán hàng ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống cho biết họ chịu tác động xấu từ dịch Covid 19 với các mức độ khác nhau, từ suy giảm doanh thu, cắt giảm nhân công cho đến đóng cửa, dừng hoạt động.

Trong “năm Covid” này, mô hình bán hàng đa kênh đã tận dụng các ưu thế của mình để tiếp tục phát triển. Có tới 24,1% nhà bán hàng đa kênh trên các sàn thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội ghi nhận tăng trưởng doanh thu trong và sau dịch bệnh.

Trước tình hình đó, các mô hình kinh doanh truyền thống đều đẩy mạnh kênh bán hàng online để thích nghi với hoàn cảnh. Tỉ lệ 24% nhà bán lẻ chuyển đổi hoàn toàn từ bán hàng truyền thống sang bán hàng online là kết quả khảo sát được ghi nhận. Đây là hướng đi hợp lý giúp cho 56% trong số họ khôi phục và tiếp tục duy trì kinh doanh, thậm chí vượt mức trước khi thực hiện chuyển đổi.

Thương mại điện tử lên ngôi trong mùa Covid.
Thương mại điện tử lên ngôi trong mùa Covid.

Năm 2020, kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) vươn lên chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các kênh kinh doanh hiệu quả, soán ngôi của Facebook. Năm 2019, kênh TMĐT chỉ xếp thứ 4.

Các đơn vị kinh doanh quy mô nhỏ (1 cửa hàng, dưới 5 nhân viên) vẫn là mô hình phổ biến trong năm 2020. Số lượng cửa hàng tạp hóa, siêu thị có sự tăng trưởng vượt bậc so với năm 2019, đứng thứ 3 trong Top 10 ngành kinh doanh phổ biến nhất năm 2020.

Cũng theo một cuộc khảo sát về mức độ kỳ vọng tăng trưởng trong năm 2021 thì có tới 51,3% cửa hàng tự tin sẽ phục hồi và tăng trưởng nhẹ, 24% cửa hàng kỳ vọng khôi phục tình hình như trước dịch, 118,3% tự tin sẽ tăng trưởng mạnh và chỉ có số ít 6,3% cửa hàng cho rằng năm 2021 vẫn sẽ tiếp tục suy giảm và chưa thể hồi phục.

Nhiều cặp đôi mua được nhà nhờ hoãn cưới trong dịch Covid-19 Covid-19 làm gia tăng kỷ lục tỷ lệ ly hôn tại Mỹ và lời khuyên của luật sư Thất nghiệp mùa Covid-19, làm thế nào để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp