Huấn luyện viên Carole Banks của Empowering Father - dịch vụ tư vấn, đào tạo làm cha mẹ - nhận định, nếu phát hiện con tự ý lấy tiền mà cha mẹ tức giận, thất vọng.. thì những cảm xúc này có thể hủy hoại quan hệ cha mẹ và con cái. Vị huấn luyện viên này cho biết: "Việc trẻ ăn trộm tiền không phải do cách nuôi dạy của bố mẹ. Đó là vấn đề của đứa trẻ và cách thức không phù hợp mà chúng chọn để giải quyết vấn đề của mình". Do đó, nếu cha mẹ bắt quả tang con trộm tiền, thay vì kết luận mọi việc theo hướng tiêu cực, hãy hiểu rằng đây là một hành vi mà con có thể thay đổi được.
Với trẻ nhỏ: Hãy từ từ
Thực sự, có khác biệt lớn giữa trẻ em dưới 6 tuổi khi tự ý lấy thứ gì đó, vì lúc này con còn nhỏ chưa có nhận thức rõ được đúng sai về vấn đề này. Chuyên gia cho biết, bộ não của trẻ chưa phát triển đủ để suy nghĩ về hành vi của bản thân và về người khác. Chính vì thế, các bậc làm cha mẹ hãy dạy con đơn giản bằng những đề nghị điều chúng muốn có, dạy cho chúng sự sẻ chia, thông cảm với những người xung quanh.
Nếu phát hiện trẻ trộm tiền, dù chỉ là một khoản nhỏ bạn nên dạy con không nên làm như vậy, vì như thế là sai khi không hỏi ý kiến cha mẹ. Nếu không muốn khiến con cảm thấy mình là người xấu thì cha mẹ đừng gọi hành vi đó là ăn trộm mà hãy cho con biết điều đó là không nên là không đúng.
Với trẻ từ 9 tuổi trở lên: Hãy nghiêm khắc thu hồi
Nếu con từ 9 tuổi trở lên, nhưng tự ý lấy đồ của bạn hoặc người khác, thì nên xử lý một cách nghiêm túc hơn. Nói về điều này, nhà trị liệu nổi tiếng James Lehman nhận định: "Cha mẹ cần hiểu rằng con bạn đang suy nghĩ sai lầm để giải quyết vấn đề của chúng. Có thể chúng muốn mua đồ chơi, đồ ăn nào đó mà không có tiền. Chúng lấy tiền của bạn mà không hỏi bởi suy nghĩ giản đơn rằng: Mẹ chắc không để ý đâu".
Do đó, khi bắt gặp con lấy tiền mà chưa hỏi ý kiến hoặc chưa xin cha mẹ thì, nên nghiêm khắc nói với con rằng: "Chỉ vì con muốn thứ đó không có nghĩa là con không cần hỏi ý kiến mẹ". Sau khi khiển trách nghiêm khắc, điều cha mẹ nên làm đó là hãy hỏi con: "Con nên làm gì lần sau?". Bởi điều đơn giản này sẽ giúp trẻ ý thức được hành vi của mình.
Một điều quan trọng nữa là cha mẹ không cho phép con được hưởng lợi dưới bất kỳ hình thức nào từ việc lấy trộm của người khác. Đồng thời cần có những hình phạt thích hợp như úp mặt vào tường, phạt ngồi 1 mình, không được xem tivi, ipad... để trẻ trực tiếp đối diện với vấn đề chúng gây ra và tìm cách xử lý nó thay vì trốn tránh.
Vì theo các chuyên gia, khi đứa trẻ không bị buộc phải có trách nhiệm, chúng sẽ không bao giờ học hỏi được những sai lầm mà bản thân đã gây ra.
Khi trẻ vẫn tái diễn hành vi trộm cắp
Nếu con bạn không thể ngừng hành vi xấu, thì điều đầu tiên là bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến điều này lặp đi lặp lại. Chuyên gian khuyến cáo, cha mẹ đừng vội lo lắng về tính cách của con, cũng đừng để chúng nghĩ rằng bạn đánh giá chúng là một người tồi tệ. Thay vào đó, bạn cần truyền đạt thông điệp ngược lại, để trẻ hiểu rằng bản thân đã sai cần sửa đổi và làm điều đúng đắn. Và cho con biết, những người tử tế luôn làm điều tốt đẹp, không có thói quen xấu... Ví dụ như bạn động viên trẻ bằng cách nói: "Bố/mẹ biết là khó, nhưng bố/mẹ tin rằng con sẽ làm được", để con ngày càng cố gắng sửa sai.
Bình luận