Bác sĩ hướng dẫn kỹ năng sinh tồn khi không may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ bảy, 07/05/2022 20:01 (GMT +7)
Tại các nước phát triển, trẻ em được giáo dục các kỹ năng sinh tồn tại trường mẫu giáo qua những bài học trực quan, sinh động, nhờ đó trẻ có thể đối phó được.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

Đa phần mọi người khi được hỏi tầm quan trọng về kỹ năng phòng chống đuối nước hay chẳng may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng đều cho rằng rất quan trọng và cần thiết vì ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng. Nhưng khi được hỏi về cách thức để phòng chống thì đa số các bậc phụ huynh lại không biết. 

Nguyên nhân là do kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giữ an toàn trong môi trường bất lợi, kỹ năng để sinh tồn đóng vai trò rất quan trọng nhưng lại rất ít được chú ý.

Vậy nên làm thế nào nếu chẳng may bị rơi xuống nước mà không biết bơi; bị lạc trong rừng sâu hay phải đối mặt với một con gấu thì phải hành động thế nào… là những kỹ năng quan trọng mà trẻ nhỏ phải được trang bị, được huấn luyện hằng ngày và ngay từ khi còn nhỏ.

Kỹ năng cần biết để có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng - Ảnh minh họa
Kỹ năng cần biết để có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Vì sao cổ nhân có câu: “Miệng” của người mẹ, quyết định vận mệnh đời con?

Ở các nước phát triển, ngay từ khi còn học mầm non, trẻ em đã được giáo dục các kỹ năng sinh tồn qua những bài học trực quan, sinh động. Chính vì vậy, nếu chẳng may gặp những rủi ro trong đời sống, trẻ có thể dễ dàng đối phó được.

Liên quan đến vấn đề này Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội bác sĩ Trần Anh Thắng chia sẻ cách thức xử lý tình huống và bí quyết, nhằm giúp mọi người có được những kỹ năng cơ bản nhất để xử lý tình huống.

1. Giữ bình tĩnh

Điều đầu tiên khi gặp phải tình huống như vậy, bạn cần hít thở một hơi thật sâu để giữ bình tĩnh, giữ vững tâm lý, không hoang mang, lo sợ. Tránh tình trạng bị mất sức, dẫn tới tinh thần sẽ không ổn định và như vậy có thể sẽ gặp nguy hiểm hơn khi ở trong rừng hoặc dưới vực sâu.

Và trong tình huống này chính sự bình tĩnh sẽ giúp bạn xem xét tình huống của bản thân, xem xét tình hình xung quanh để tìm ra cách nhằm tự giúp bản thân sinh tồn trong môi trường bất lợi và nhanh chóng tìm được sự giúp đỡ.

2. Tìm nơi trú ẩn

Nếu chẳng may bạn bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng, hãy tìm nơi trú ẩn an toàn. Hãy tìm nơi khô thoáng, có độ che tốt nhất, mặt đất bằng phẳng không có thảm lá dày để tránh côn trùng, các loại động vật có độc trú ngụ.

Bác sĩ hướng dẫn kỹ năng sinh tồn khi không may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng - Ảnh 2

3. Hạn chế di chuyển

Nếu bị rơi xuống vực sâu hoặc lạc trong rừng, theo khuyến cáo bạn nên hạn chế tối đa việc di chuyển để tránh mất năng lượng và sức lực hơn nữa việc ở yên một chỗ sẽ giúp bạn tăng cơ hội được người khác tìm thấy. Nếu di chuyển, hãy cố gắng để lại dấu hiệu như buộc dây trên cây, đánh dấu trên tảng đá... để việc tìm kiếm dễ dàng hơn.

4. Bảo vệ da, xử lý vết thương và giữ ấm thân thể

Để bảo vệ da bạn hãy tìm những vật như mảnh vải, nylon nhằm bảo vệ, che chắn những vùng da hở để tránh côn trùng đốt và giữ ấm cơ thể.

Nếu chẳng may cơ thể có vết thương, hãy nâng cao phần bị thương lên, sau đó lấy một chiếc khăn, mảnh vải hoặc hoặc dùng tay ấn chặt ngay vào vết thương và giữ nguyên tư thế cho đến khi ngừng chảy máu.

Nếu máu chảy quá nhiều và có biểu hiện hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, bạn tiếp tục ấn chặt vào vết thương, đồng thời giơ phần bị thương lên cao, càng cao càng tốt và giữ thấp phần đầu đề phòng bị sốc.

Bác sĩ hướng dẫn kỹ năng sinh tồn khi không may bị rơi xuống vực hoặc đi lạc trong rừng - Ảnh 3

Trường hợp có ga rô bạn hãy dùng để băng lại càng gần chỗ vết thương càng tốt. Nên nhớ xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại, nếu không có bạn hãy dùng dây thắt lưng rộng, khăn quàng cổ hoặc dây bản rộng để buộc, tuy nhiên không dùng dây thừng, dây điện, dây dù để buộc vết thương. Nhưng cứ 30 phút lại nới lỏng dây ga rô một lát để cho máu lưu thông và kiểm tra xem máu đã ngừng chảy hay chưa, có cần buộc tiếp hay không.

5. Tìm nguồn nước và thức ăn an toàn

Một người khỏe mạnh bình thường có thể chịu đựng được 2-3 ngày không có nước, nhưng nếu bị thiếu nước cơ thể chúng ta sẽ dần dần kiệt sức. Do đó, bạn hãy tìm nguồn nớc sạch để giúp cầm cự được trong thời gian tìm cứu hộ. Tuy nhiên hãy chia nhỏ những lần uống nước thay vì uống nhiều một lúc.

Nếu có thức ăn mang theo hãy chia nhỉ ra để ăn thành nhiều lần, trường hợp không có bạn nên tìm ăn những loại rau, lá, quả rừng khi biết chắc là nó không có độc. 

6. Tạo tín hiệu cứu hộ

Bằng cách la hét, huýt sáo hoặc đốt lửa, đồng thời đánh dấu vị trí bằng đá, vải quần áo… để người khác có thể nhìn thấy bạn từ trên cao.

Tóm lại kỹ năng sinh tồn cần phải được giảng dạy và huấn luyện ngay từ sớm cho các trẻ nhỏ, vì như vậy sẽ giúp chúng ta giảm thiểu con số tử vong nếu chẳng may bị lạc vào trong rừng hoặc rơi xuống vực sâu.

Những lời khuyên cho việc sinh tồn tưởng hữu dụng nhưng thật ra sai "be bét" Nắm loạt bí kíp sinh tồn sẽ giúp bạn thoát khỏi 6 tình huống cực nguy hiểm thường gặp Những kỹ năng sinh tồn cơ bản cha mẹ nhất định phải dạy con
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp